Mô hình hợp tác xã nông nghiệp

1.      Đặc tính của hạt gạo xuất khẩu:

Gạo là một trong năm loại ngũ cốc chính trên toàn cầu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 90% lượng gạo trên thế giới được sản xuất và tiêu thụ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, sản xuất lúa gạo có ý nghĩa địa phương ở nhiều nơi khác trên thế giới. Khi mà các nước phương Tây đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn phía trước về giá ngũ cốc và nguồn cung cấp ngũ cốc do các vấn đề địa chính trị toàn cầu, đây sẽ là một lựa chọn hoàn toàn khả dĩ.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của hạt gạo

Theo tiêu chuẩn Quốc tế, chất lượng hạt gạo được đánh giá theo 8 tiêu chuẩn sau:

(1) Kích thước hạt gạo có 4 loại, gồm: dài nhất có chiều dài lớn hơn 7,5 mm, dài có kích thước từ 6,61-7,5 mm, trung bình có kích thước từ 5,51-6,6mm, ngắn có kích thước dưới 5,5mm.

(2) Màu của vỏ cám: Màu vỏ cám bao gồm màu trắng, nâu sáng, nâu tối, nâu, đỏ, tím sáng và tím.

(3) Mức độ bạc bụng có 4 cấp độ, gồm Cấp 0: không bạc bụng; Cấp 1: Vùng bạc bụng ít hơn 10% ở trong hạt gạo; Cấp 5: Diện tích bạc bụng trung bình 11- 20%; Cấp 9: Hơn 20%.

(4) Chất lượng xay chà: Yếu tố này bao gồm phần trăm gạo lức, gạo trắng và gạo nguyên.

Gạo lức (%) = Trọng lượng hạt lúa không vỏ x 100

Trọng lượng lúa

Gạo trắng (%) = Trọng lượng gạo sau khi chà và đánh bóng x 100

Trọng lượng lúa

Gạo nguyên (%) = Trọng lượng gạo nguyên (không gãy) x 100

Trọng lượng lúa

(5) Chất lượng cơm: Chất lượng gạo được nấu gồm hàm lượng amylose, nhiệt độ trở hồ và độ bền gel. Tiêu chuẩn Quốc tế về hàm lượng amylose như sau: 0 – 2% là gạo dẻo; 2 – 20% là gạo mềm (hàm lượng amylose thấp); 20 – 25% là gạo mềm (hàm lượng amylose trung bình); lớn hơn 25% là gạo cứng (hàm lượng amylose cao).

(6) Nhiệt độ trở hồ (GT): Là đặc tính chỉ nhiệt độ nấu gạo thành cơm và không thể trở lại trạng thái ban đầu. GT thay đổi từ 55 đến 790C. GT trung bình là điều kiện tối hảo cho chất lượng gạo tốt.

(7) Độ bền gel: Tiêu chuẩn Quốc tế cho độ bền gel dựa vào chiều dài gel. Trong nhóm gạo, các giống có cùng hàm lượng amylose nhưng độ bền gel cao hơn được ưa chuộng hơn.

(8). Hương vị (mùi thơm):

Vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hóa chất diacetyl-1- pyroproline. Đánh giá tiêu chuẩn theo Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc Tế (IRRI) được chia làm 3 mức độ: Cấp 0 không thơm; Cấp 1 ít thơm; Cấp 2 thơm nhiều.

Song, theo TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì tiêu chuẩn thị trường đặt ra cho việc tiêu thụ và sản xuất gạo XK lại dựa vào các chỉ tiêu sau:

(1) Phẩm chất xay chà: đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ gạo nguyên, bao gồm: Gạo cấp cao: thường gọi là gạo 5 (là 95% gạo nguyên, 5 % gạo gãy) hoặc gạo 10 (là 90% gạo nguyên, 10 là gạo gãy). Gạo cấp thấp: là gạo 30, hoặc 25 (tỷ lệ gạo nguyên thấp hơn).

(2) Phẩm chất cơm chú trọng nhất là hàm lượng amiloze, như sau:

Amiloze 0-2%: nếp, loại này ít có trên thị trường; Amiloze 3-20% cơm dẻo, thị trường chiếm 30-40%; Amiloze 20-25%: gạo mềm cơm. Loại này chiếm thị trường rất lớn: 60%. Hiện gạo nước ta đang tập trung vào nhóm này; Amiloze > 25%: cơm khô cứng, nhóm này thường được làm bánh tráng hoặc bún.

(3) Độ trở hồ: Ngoài phẩm chất cơm, gạo tốt còn phụ thuộc vào độ trở hồ, có các cấp độ sau: Độ trở hồ cấp 1: khó nấu; Độ trở hồ cấp 5: Trung bình (giống IR 64); Độ trở hồ cấp 9: gạo nát và đổ lông. Loại này ăn không ngon.

(4) Độ dài hạt gạo: trên 7 ly là tiêu chuẩn thị hiếu yêu cầu.

(5) Bạc bụng: Yêu cầu đặt ra là không bạc bụng vì đây là thị hiếu của thị trường. Các giống lúa thơm thường bị khuyết điểm này.

(6) Mùi thơm: được chia làm cấp 1, 2, 3. Có thị trường hẹp và hiện nay Ấn Độ và Thái Lan là 2 nước độc quyền.

Những nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng hạt gạo XK

ĐBSCL được coi là vựa lúa với sản lượng lúa đạt trên 24 triệu tấn/năm, chiếm hơn 54% tổng sản lượng, cung cấp trên 90% lượng gạo XK cả nước. Người nông dân vùng này phần lớn vẫn có thói quen lấy lúa trong kho (lúa thịt) ra làm giống, không muốn đầu tư mua lúa giống tốt.

Theo ông Trần Đức Tụng, chuyên viên cao cấp Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), có tình trạng trên là do khi mua gạo XK, hầu như DN lại mua tràn lan, không phân biệt giống tốt hay xấu, chất lượng lúa khi thu hoạch cũng không phân biệt được tốt – xấu, mọi phẩm cấp đều cùng một giá.

Lý giải về vấn đề này, ông Ngô Quang Thanh, ngụ tại ấp 8, xã Sơn Kiên (Hòn Đất- Kiên Giang) phân tích: Bên Khuyến nông thì khuyến cáo nông dân nên trồng loại giống năng suất cao, chất lượng cao ví dụ như Jasmine85; OM4900…, nhưng những loại giống này thời gian sinh trưởng dài ngày, sâu bệnh nhiều, công chăm sóc nhiều, dẫn đến đầu tư nhiều, trong khi đó lại không có đơn vị nào bao tiêu sản phẩm. Bà con phải bán cho thương lái với giá ngang bằng loại lúa chất lượng thấp; nếu có chênh lệch thì giá bán giữa 2 loại cũng chỉ khoảng 200-300 đ/kg nên không bõ bèn gì..! Dẫn tới bà con lại phải trồng loại giống truyền thống: dễ chăm sóc, năng suất cao, chất lượng thấp, như giống OM2517; IR50404… Đấy là chưa kể đến chuyện do “đói” thông tin về thị trường và khoa học kỹ thuật nên bà con nông dân hay bị lừa trong khâu mua giống và phân bón.

Theo Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, nguyên nhân lại do số lượng giống theo cấp xác nhận còn thiếu so với nhu cầu, không đủ cung ứng sản xuất, chất lượng hạt giống hạn chế, việc sử dụng giống tự sản xuất còn nhiều. Đó là vì năng lực sản xuất và cung ứng giống của các đơn vị còn hạn chế, hệ thống chế biến hạt giống còn nhiều yếu kém, hệ thống quản lý chất lượng hạt giống chưa vận hành tốt, công tác quản lý chất lượng hạt giống chưa được quan tâm.

Còn ông Ngô Văn Giáo, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam thì cho rằng, với diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL trên 4 triệu ha/năm thì nhu cầu lúa giống sản xuất phải đạt khoảng 490.000 tấn/năm. Trên thực tế chỉ khoảng 18,1% khối lượng lúa giống gieo sạ hàng năm đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận. Cứ đà này, không biết đến năm 2020 mục tiêu đối với trồng trọt: “Tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với cây lúa đạt 70-85% và chấm dứt tình trạng các hộ gia đình sử dụng thóc thịt làm giống”(1) có đạt được?.

Sản lượng lúa ở ĐBSCL chủ yếu thu hoạch vào mùa mưa lũ, trong khi đó, hoạt động tiêu thụ lúa của bà con nông dân vùng ĐBSCL lại được thực hiện theo quy trình sau: Đến mùa thu hoạch, lúa gặt xong được phơi tại bờ ruộng, bán tại bờ kênh. Lúa phơi khô rồi lấy ni lon che đậy. Khi gặp ghe của thương lái đến mua được giá là bán. Do vậy, hầu hết gạo của Việt Nam trước khi đem XK đều phải qua hệ thống sấy. Lúa phơi không đủ nắng, gạo có độ ẩm cao, khi qua hệ thống sấy, hạt gạo bị nát và xỉn màu. Vì thế mà chất lượng hạt gạo XK của Việt Nam luôn thấp là lẽ đương nhiên.

Chất lượng hạt gạo kém còn do nông dân thiếu hiểu biết khi phơi lúa ngoài đồng, hoặc để lúa chín lâu ngày mới thu hoạch. Đối với sản xuất lúa hàng hóa, khi phơi qua đêm, độ ẩm gạo tăng do hút sương; rồi ban ngày nắng, nhiệt độ cao làm cho độ ẩm giảm quá mức dẫn đến hạt gạo rạn vỡ từ trong vỏ lúa. Do vậy khi xay xát, gạo bị gãy rất nhiều. Trường hợp lúa để chín khô lâu ngày, độ ẩm thấp xuống, gạo bị giòn, tỷ lệ gạo vỡ sau xay xát cũng lớn, dẫn đến phẩm cấp hạt gạo XK giảm, đồng nghĩa với giá bán hạ thấp.

Hiện nay, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn cao. Theo Viện Lúa ĐBSCL thì tỷ lệ này khoảng 12%-15%. Còn theo Viện Lúa quốc tế (IRRI) thì tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khoảng 15%-20% sản lượng. Trong khi đó TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhận định: “Tổn thất sau thu hoạch không chỉ làm giảm sản lượng, mà còn ảnh hưởng lớn chất lượng, giá trị hạt gạo, giảm thu nhập của nông dân”.

Nguồn-Online

2.   Đặc thù quy trình sản xuất gạo và các phụ phẩm:

Picture2

Khác với các loại ngũ cốc khác, lúa được trồng trên ruộng nước. Sản phẩm thu hoạch được sau quá trình thu hoạch được gọi là thóc, với hạt màu nâu nhạt được bao bọc khá chặt trong hai lớp vỏ lồng vào nhau. Tỷ lệ vỏ trấu có màu nâu khoảng 20%. Quá trình chế biến từ thóc thành gạo trắng (dạng thức ăn cho người) tạo ra các sản phẩm phụ, và một số trong các phụ phẩm này sẽ có giá trị nổi trội:

Thóc hầu như không bao giờ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, và đặc biệt là không dùng trong thức ăn công nghiệp. Lý do chính là thóc là một mặt hàng có giá trị cho con người và do đó hầu như luôn được chế biến thành gạo trắng. Ngoài ra, vỏ trấu không phù hợp để làm thức ăn cho động vật. Bất kỳ loại thóc gạo nào không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật rất có thể cũng không phù hợp để làm thức ăn cho động vật, đặc biệt nếu nó bị mốc.

 Việc tách vỏ trấu để lại một sản phẩm là gạo lức. Vỏ trấu là nguyên liệu thô không mong muốn đối với tất cả các loài động vật vì chúng chứa hàm lượng silicat cao. Gạo là loại ngũ cốc duy nhất hấp thụ tích cực silicat từ đất, có thể là do một cơ chế chống lại một số bệnh. Tuy nhiên, silicat lại khiến cho vỏ trấu rất thô ráp đến mức chúng có thể gây ra các tổn thương đường tiêu hóa nếu tiêu thụ ở mức độ cao. Vì vậy, vỏ trấu thường được sử dụng làm chất độn chuồng cho gà thịt vì khả năng hút ẩm tuyệt vời và giá thành rẻ. Ở một số quốc gia, vỏ trấu được sử dụng với số lượng hạn chế trong thức ăn cho động vật nhai lại, chủ yếu ở gia súc nuôi trong chuồng, khi thiếu các loại thức ăn thô khác hoặc để giảm chi phí thức ăn.

Gạo lứt sau đó được đưa vào xát trắng, thường sau khi được trộn với canxi cacbonat để loại bỏ các lớp bên ngoài, để lại gạo trắng cám gạo (có thêm canxi) không được đánh bóng. Cám gạo rất giàu chất xơ, nhưng nó cũng chứa nhiều protein, chất béo và thậm chí một số tinh bột. Cám gạo đặc biệt giàu một số loại vitamin nhất định, nhưng nếu được luộc trước khi sản xuất, phần vitamin này sẽ nằm trong gạo trắng. Vấn đề thực sự duy nhất với cám gạo là chất béo có thể nhanh chóng bị oxy hóa vì cám gạo chứa hàm lượng cao một enzyme tên là lipase. Nếu enzyme nội sinh này bị vô hiệu hóa, hoặc nếu cám gạo được chiết xuất bằng dung môi để loại bỏ dầu cám, thì sản phẩm thu được sẽ khá ổn định. Cám gạo có thể được sử dụng tự do hơn trong khẩu phần ăn của động vật nhai lại, để thay thế các sản phẩm tương tự khác (chẳng hạn như lúa mì), và hạn chế hơn đối với động vật dạ dày đơn. Trong trường hợp thứ hai, thức ăn nên được xây dựng dựa trên hàm lượng chất xơ thô để đảm bảo lượng thức ăn ăn vào không bị hạn chế do khối lượng thức ăn dư thừa.

Gạo sau khi xát trắng, tách hạt, tách màu sẽ được đánh bóng. đánh bóng gạo thực tế là tinh bột, với vật liệu chính là tàn dư từ cám. Tàn dư cám này ít khi được bán lẻ mà sẽ là một phần của gạo trắng khi bán.

 Gạo tấm là những mảnh thóc hoặc gạo trắng được tạo ra trong toàn bộ quá trình xử lý thóc thành gạo. Thành phần này được loại bỏ trước khi sản phẩm cuối cùng là gạo được sản xuất xong, nhưng tấm được coi là phù hợp cho con người. Gạo tấm được bán như một sản phẩm riêng lẻ, và thị trường dành cho sản phẩm này đang vươn đến cả Châu Âu. Nếu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gạo tấm nên được xay nát, vì hạt tấm nguyên có thể giảm việc hấp thu qua quá trình tiêu hóa trên heo.

Nhìn chung, chế biến gạo thành gạo trắng có hiệu suất 70%. Tức là cứ 100 kg thóc thì có 70% là gạo trắng (bao gồm cả tấm). Trong số 30% còn lại, phần có thể được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi chỉ là 10%, vì vỏ trấu chiếm 20% tổng số. 10% nguyên liệu thô thích hợp cho thức ăn chăn nuôi có thể được tách thành 8% cám và 2% chất đánh bóng. Tỷ lệ chính xác là khác nhau tùy theo máy móc được sử dụng và cũng khác nhau giữa các loại gạo.

Vì gạo tấm thường được bán riêng và đã được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nên phần cám gạo cùng với chất đánh bóng được quan tâm chính để thay thế ngũ cốc trong thời gian thiếu hụt. Ở đây, đảm bảo chất lượng cao và cám gạo được ổn định để oxy hóa, chính thành phần dinh dưỡng của cám gạo quyết định mức độ đưa vào thức ăn chăn nuôi. Vì phần cám của nhân chứa hàm lượng pentosan cao (polysacarit không phải tinh bột) nên có thể bổ sung một loại enzyme ngoại sinh phù hợp để tăng cường khả năng cung cấp năng lượng của nó.

Cuối cùng, việc cho động vật ăn gạo lức hoặc thậm chí gạo trắng là hoàn toàn có thể cân nhắc để áp dụng. Gạo lứt nên tuân theo các hướng dẫn liên quan đến cám mì để đảm bảo vài loài động vật sẽ không phải đối mặt với tình trạng dự thừa chất xơ trong khẩu phần. Mặt khác, gạo trắng có thể được sử dụng trong tất cả các loại thức ăn chăn nuôi, tùy theo thành phần dinh dưỡng của nó.

Vì gạo trắng nghèo thiamin (một loại vitamin B), nên cần tăng cường thêm vitamin này vào khẩu phần. Trên thực tế, đây là một vấn đề lớn đối với người dân tiêu thụ gạo như là phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Vì thế, một số phương pháp làm giàu thiamin cho gạo trắng đang được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Thiếu thiamin gây ra bệnh beriberi, một bệnh tê phù gây ra do sự thiếu hụt vitamin B1.

Nguồn-Online

3.  Điều kiện để thương nhân xuất khẩu gạo.

Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh tại nêu trên có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.

4.  Đấu thầu gạo Dự trữ quốc gia là gì và Dùng cho mục đích gì?

Nhằm tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG), đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ trong các trường hợp đột xuất, cấp bách. Ví dụ như: xuất cứu trợ cho Cuba; xuất kho hỗ trợ nhân dân vùng lũ; các tỉnh khác.

Trong năm 2023, 22 cục dự trữ nhà nước (DTNN) khu vực đã và đang triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp 220.000 tấn gạo nhập kho DTQG năm 2023.

Trong diễn biến mới nhất, Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh vừa lựa chọn được nhà thầu thực hiện 4 trong số 7 gói thầu mua gạo thuộc Kế hoạch mua 10.000 tấn gạo nhập kho DTQG năm 2023. Cục DTNN Thái Bình cũng vừa lựa chọn được nhà thầu thực hiện 3 gói thầu cung cấp 3.800 tấn gạo DTQG thuộc Dự án Mua 7.500 tấn gạo nhập kho DTQG năm 2023. “Cục đã ký hợp đồng với Công ty CP Thương mại Minh Khai để thực hiện Gói thầu số 03 và Gói thầu số 06; Gói thầu số 02 do Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Đông Phương trúng thầu cũng đang chuẩn bị ký hợp đồng”, cán bộ Cục DTNN Thái Bình cho biết.

5. Quota xuất khẩu gạo là gì? Quy trình kiểm soát xuất khẩu gạo của Doanh nghiệp ra sao?

Quota có nghĩa là “hạn ngạch” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra. Đây là mức giới hạn tối đa số lượng mặt hàng hoặc giá trị mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua thị trường trong một khoảng thời gian cụ thể. (Căn cứ theo Theo quy định tại Điều 17 Luật quản lý ngoại thương).

Quota xuất khẩu gạo hay còn gọi là hạn ngạch xuất khẩu gạo là một hình thức quản lý giới hạn việc xuất khẩu lượng gạo cụ thể từ Việt Nam sang quốc gia khác. Hạn ngạch này thường áp dụng trong khoảng thời gian nhất định thông qua giấy phép, khi hết hiệu lực, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin Quota xuất khẩu để có kế hoạch xuất khẩu phù hợp. Trường hợp, lượng gạo vượt quá hạn ngạch sẽ không được phép xuất khẩu hoặc bị xử phạt.

Đối với doanh nghiệp, không chỉ cần làm thủ tục xin Quota xuất khẩu gạo mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo còn phải làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo. Quá trình thực hiện không khó nhưng cần hiểu và nắm rõ các quy định, cơ quan chuyên trách nếu không sẽ mất thời gian và chậm tiến độ xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thành công cần nắm rõ những những thủ tục sau:

Thủ tục làm hợp đồng xuất khẩu gạo

Dưới đây là một số giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị để hoàn thiện hợp đồng đăng ký:

  • Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
  • Hợp đồng xuất khẩu gạo (Bản chính hoặc bản sao)
  • Báo cáo lượng thóc gạo có sẵn trong kho, địa chỉ, cụ thể của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (Bản sao)

Hồ sơ xuất khẩu gạo cần những gì?

Hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu gạo cần những giấy tờ gì? Nếu như doanh nghiệp nắm rõ các giấy tờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế nhiều rắc rối. Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết:

Tờ khai hải quan: Doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan và nộp hai bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39 – 2018 TT-BTC

  • Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép về xuất khẩu hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu.
  • Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chứng từ khác theo quy định của pháp luật: 1 bản chính
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 1 bản chụp
  • Hợp đồng ủy thác: 1 bản chụp

6. Quản lý mã số vùng trồng như thế nào? In tem, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ra sao?

Đây là quy trình mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cần làm việc với các cơ quan nhà nước như: Cục bảo vệ thực vật…để thực hiện xin giấy phép; giấy chứng nhận mã số vùng trồng với thị trường tiêu thụ mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến.

Picture3

Ví dụ các bước để chứng nhận vùng trồng:

Bước 1: Gửi yêu cầu cấp mã số vùng trồng lên Cục Bảo vệ thực vật

Tổ chức/cá nhân có nhu cầu xuất khẩu trái cây đệ trình yêu cầu lên Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ xin cấp mã vùng trồng gồm có:

✔Tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng theo mẫu tại phụ lục A tiêu chuẩn cơ sở 774:2020/BVTV (Kèm theo danh sách các hộ nông dân vùng trồng kèm theo diện tích).

✔ Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).

✔ Nhật ký sản xuất

✔ Cam kết thực hiện đúng tiêu chuẩn cơ sở

Bước 2: Đánh giá vùng trồng

Cục Bảo vệ thực vật xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng nông sản xin cấp mã số.

Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực địa, với một số yêu cầu cơ bản như: Vùng trồng phải theo hướng VietGAP (tuy nhiên không bắt buộc phải có giấy chứng nhận VietGAP), nhất là đảm bảo vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc BVTV, quản lí dịch bệnh,…

Chi tiết yêu cầu khi thiết lập vùng trồng:

  1. Yêu cầu chung:

Bạn phải đồng nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại tại vùng trồng.

Đảm bảo có quy trình kiểm soát được sinh vật gây hại ở mức độ thấp. Và được phép sử dụng thuốc BVTV theo quy định của nước nhập khẩu.

Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, bạn phải thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng lại, mã số sẽ bị thu hồi nếu bạn không thực hiện đăng ký lại.

  1. Diện tích vùng trồng:

Vùng trồng cây ăn quả: tối thiểu 10 ha

Rau gia vị: tùy theo diện tích của nông trại và theo yêu cầu của nước xuất khẩu

Các loại cây trồng khác: theo yêu cầu của nước xuất khẩu.

  1. Sinh vật gây hại và biện pháp quản lý:

Quy trình quản lý sinh vật gây hại cũng phải thực hiện theo yêu cầu của nước xuất khẩu.

Vùng trồng của bạn phải có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành BV&KD thực vật.

  1. Sử dụng thuốc BVTV:

Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

  1. Yêu cầu về ghi chép thông tin:

Phải ghi chép nhật ký sản xuất chi tiết từng giai đoạn. Các thông tin bắt buộc gồm có:

Giai đoạn phát triển của cây trồng

Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra

Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, phương pháp bón,…

Nhật ký sử dụng thuốc BVTV: ngày sử dụng, tên thuốc, liều lượng sử dụng, lý do sử dụng,…

Nhật ký thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản phẩm dự kiến, bảo quản, tiêu thụ,…

  1. Điều kiện canh tác:

Canh tác, quy trình, tiêu chuẩn cần tuân theo VietGAP, GlobalGAP,… (Có thể không có chứng nhận nhưng vẫn phải tuân theo các quy trình tương đương).

Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng. Và các yêu cầu khác của nước nhập khẩu.

 Bước 3: Cấp mã số vùng trồng

Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng.

Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

Bước 4: Bàn giao kết quả và mã số vùng trồng

Cục BVTV sẽ thông báo kết quả và mã số vùng trồng cho cơ sở đăng ký và gửi mã số đó sang Cơ quan BVTV Quốc gia của nước nhập khẩu.

Riêng đối với thị trường Mỹ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Mỹ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

Tem truy xuất nguồn gốc là gì?

Tem truy xuất nguồn gốc là loại tem sử dụng công nghệ dữ liệu biến đổi ma trận, QR code, phần mềm truy xuất.

Tem truy xuất nguồn gốc cho phép người dùng sử dụng các phần mềm quét mã để xác định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, các thông tin đến sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối và đến tay người tiêu dùng.

Quy trình đăng kí là các giai đoạn mà các doanh nghiệp phải từng bước thực hiện để hoàn tất quá trình đăng kí in tem truy xuất nguồn gốc tại một đơn vị cung cấp tem truy xuất.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân muốn đăng ký tem truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sản phẩm phải có các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  2. Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
  3. Hợp đồng đặt in của tổ chức cung cấp tem chống hàng giả.
  4. Giấy ủy quyền in tem chống giả (nếu có)
  5. Những giấy tờ liên quan khác (nếu có)

Quy trình đăng ký tem truy xuất nguồn gốc:

  • Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ như trên cho nhà cung cấp tem truy xuất
  • Đơn vị cung cấp tem xác minh các hồ sơ có hợp lệ hay không và phản hồi lại cho doanh nghiệp
  • Đơn vị cung cấp Tư vấn về giải pháp tem truy xuất, từ mẫu mã, kích thước, thiết kế trên tem sao cho phù hợp nhất với sản phẩm cần dán tem truy xuất nguồn gốc.
  • Tư vấn chi phí, giá thành in tem chống hàng giả cho doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp Chọn thiết kế, chất liệu, công nghệ in sau khi được tư vấn
  • Ký kết hợp đồng với công ty cung cấp tem
  • Giao nhận tem truy xuất theo thời gian trong đơn đặt hàng, hợp đồng
  • Giám sát, theo dõi và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình lưu thông sản phẩm, hàng hoá có dán tem chống hàng giả ra thị trường.
  • Hỗ trợ, kết nối cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều tra, xử lý hàng giả, tem giả.

Mô hình vận hành thực tế tại một doanh nghiệp ngành gạo

  1. Trụ sở chính

+ Kế toán

+ Mua hàng

+ Kinh doanh

+ Dịch vụ-sản xuất

  1. Nhà máy (vừa có chức năng sản xuất xay xát lúa gạo, vừa là kho thành phẩm; lúa giống): ví dụ

+ Nhà máy 1: Ấp 1, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Nhà máy 2: Ấp 2, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

  1. Đội sản xuất: ví dụ

+ Đội sản xuất 1: Ấp 1, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Đội sản xuất 2: Ấp 2, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Đội sản xuất 3: Ấp 3, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Đội sản xuất 4: Ấp 4, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

  1. Cửa hàng bán vật tư nông nghiệp và giới thiệu sản phẩm: ví dụ

+ Cửa hàng 1: Ấp 1, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Cửa hàng 2: Ấp 2, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Cửa hàng 3: Ấp 3, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

+ Cửa hàng 4: Ấp 4, xã ***, Huyện ***, TP.Cần Thơ

  1. Các mảng kinh doanh khác (nếu có)

+ Của hàng xăng dầu

+ Trại chăn nuôi

Picture4
Mô hình liên kết giữa các phòng ban
Mô hình liên kết giữa các phòng ban

Sau đây là chi tiết chức năng trên hệ thống phần mềm

Xây dựng danh mục đối tượng theo các nhóm đối tượng đặc thù của công ty Nông nghiệp
Xây dựng danh mục đối tượng theo các nhóm đối tượng đặc thù của công ty Nông nghiệp
Quản lý Mua hàng
  • Đề nghị mua hàng:
    • Các bộ phận có nhu cầu mua, tiến hành lập đề nghị mua theo từng phòng ban
    • Chi tiết nhu cầu mua: Mã vật tư, tên vật tư, đơn vị tính, số lượng yêu cầu (đối với việc mua thiết bị, CCDC có thể không cần chi tiết từng mã)
  • Tổng hợp nhu cầu mua:
    • Bộ phận thu mua dựa vào tất cả các đề nghị mua đã được duyệt của các phòng ban, tổng hợp thành nhu cầu mua
  • Lập hợp đồng/ đơn hàng mua tương ứng
  • Theo dõi hợp đồng mua/ đơn hàng mua:
    • Tùy nhà cung cấp sẽ phát sinh hợp đồng mua, đối với các nhà cung cấp nhỏ sẽ tiến hành lập đơn hàng mua mà không cần hợp đồng
    • Vật tư nông nghiệp:
      • Phát sinh hợp đồng nguyên tắc
      • Định mức theo năm: số lượng, giá trị
      • Đơn hàng mua:
        • Phát sinh theo từng đợt.
        • Bộ phận mua hàng lập đơn hàng mua cụ thể từng sản phẩm cho đợt mua
      • Cửa hàng vật tư nông nghiệp nhập kho theo đơn hàng: chi tiết theo từng loại, lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng….
    • Xăng dầu:
      • Hợp đồng nguyên tắc theo năm
      • Định mức: số lượng, giá trị
      • Đơn hàng mua: phát sinh theo từng đợt chi tiết từng sản phẩm cho đợt mua
      • Trạm xăng dầu nhập kho theo đơn hàng
    • Thức ăn chăn nuôi/ thuốc thú y:
      • Trại chăn nuôi dự trù số lượng theo từng tháng, lập đề nghị mua
      • Bộ phận mua hàng dựa vào Đề nghị mua lập đơn hàng mua chi tiết từng loại
      • Trại chăn nuôi nhập kho theo đơn hàng: chi tiết theo từng loại, lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng……
    • Lúa giống (siêu nguyên chủng)
      • Phát sinh hợp đồng mua theo từng đợt
      • Nhà máy nhập kho theo hợp đồng, chi tiết theo từng loại, lô, hạn sử dụng, ngày sản xuất, người sản xuất.
Hợp đồng mua
Hợp đồng mua
Phiếu nhập mua
Phiếu nhập mua
Hóa đơn nhà cung cấp
Hóa đơn nhà cung cấp
  • Gạo
    • Phát sinh hợp đồng mua theo từng đợt hoặc bảng kê
    • Nhà máy/ cửa hàng nhập kho theo hợp đồng/ hoặc bảng kê
  • Bao bì/ thiết bị/ vật tư
    • Lập đề nghị mua khi phát sinh nhu cầu
    • Bộ phận mua hàng lập Hợp đồng mua theo từng đợt
    • Nhà máy/ cửa hàng nhập kho theo Hợp đồng.
  • Mua dịch vụ:
    • Hợp đồng theo thực tế phát sinh (nếu có)
    • Kế toán lập hóa đơn đầu vào
  • Văn phòng phẩm/ chi phí/ công cụ dụng cụ:
    • Lập đề nghị mua khi phát sinh nhu cầu
    • Hợp đồng theo thực tế phát sinh (nếu có)
    • Kế toán lập hóa đơn đầu vào
  • Theo dõi công nợ phải trả:
    • Chi tiết công nợ nhà cung cấp
    • Theo dõi công nợ chi tiết theo hạn thanh toán (tuổi nợ phải trả)

Xem video chi tiết ở video mô tả Phân hệ quản lý Mua hàng

Quản lý kho
  • Quản lý thông tin vật tư
    • Đơn vị tính: theo dõi đơn vị quy đổi
    • Theo dõi date hàng đối với các sản phẩm theo dõi hạn sử dụng
    • Chi tiết tồn kho theo từng lô: Lúa giống, lúa lương thực, nguyên liệu, nguyên liệu, vật tư nông nghiệp, gia công, gạo…
    • Lúa giống:
      • Chủng loại: Đài thơm, OM18….
      • Chi tiết lô theo dõi: Mùa vụ, ngày sản xuất, date sử dụng, người sản xuất, ngày kiểm định, tỷ lệ nảy mầm (%), phân loại (nguyên chủng, không nguyên chủng…)
    • Nguyên liệu:
      • Chủng loại: Đài thơm, OM18….
      • Chi tiết lô theo dõi: Mùa vụ, ngày sản xuất, date sử dụng, người sản xuất, ngày kiểm định, tỷ lệ nảy mầm (%), phân loại (nguyên chủng, không nguyên chủng…)
    • Xăng dầu
      • Chủng loại: dầu DO, Xăng RON95…..
      • Theo dõi tồn kho từng bồn chứa
Xây dựng danh mục vật tư theo nhóm vật tư đặc thù của doanh nghiệp
Xây dựng danh mục vật tư theo nhóm vật tư đặc thù của doanh nghiệp
  • Theo dõi quy trình nhập-xuất kho:
    • Quản lý nhập/ xuất hàng hóa vật tư theo vị trí
    • Quản lý nhập/ xuất hàng hóa vật tư theo lô, hạn sử dụng
    • Nhập kho:
      • Nhập mua
      • Nhập chuyển kho nội bộ
      • Nhập gia công (nhập theo hợp đồng gia công)
Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho
  • Xuất kho:
    • Xuất cấp phát vật tư, nhiên liệu, lúa giống tại cho các Đội sản xuất
    • Xuất bán lẻ xăng/ dầu:
      • Xuất thống kê cuối ngày
      • Xuất hóa đơn theo nhu cầu
    • Xuất bán gạo, lúa giống, lúa lương thực
      • Đề nghị xuất bán: thông tin khách hàng, chủng loại, giá bán, số lượng, giá trị…
    • Hợp đồng bán (nếu có)
    • Xuất bán (in BB Xuất bán, xuất hóa đơn)
  • Xuất gia công: xuất trả sản phẩm theo hợp đồng gia công
  • Xuất bán chăn nuôi (heo, cá)
    • Đề nghị xuất bán: thông tin khách hàng, số lượng, giá trị
    • Hợp đồng bán (nếu có)
    • Xuất bán (in BB Xuất bán, xuất hóa đơn)
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất đấu trộn
Phiếu xuất đấu trộn
Phiếu nhập thành phẩm
Phiếu nhập thành phẩm
  • Báo cáo kho
Picture14
Picture15
Picture16

Quản lý giao khoán đất

  • Danh mục:
    • Thông tin hộ giao khoán:
      • Người đại diện, địa chỉ, CCCD, Số điện thoại, tài khoản ngân hàng…..
      • Mã số hợp đồng
      • Sơ đồ đất
      • Biên bản họp hội đồng
      • Các quyết định
  • Phát sinh
    • Hợp đồng giao khoán đất:
      • Hợp đồng ghi nhận thông tin ký kết cho việc giao khoán đất
      • Thông tin chi tiết:
        • Thông tin hộ giao khoán: người đại diện, địa chỉ, CCCD, Điện thoại, số tài khoản ngân hàng….
        • Diện tích đất, loại đất (A, B, C….)
        • Mức giao khoán: 200 kg lúa chất lượng cao/ ha/ năm.
    • Hợp đồng dịch vụ kèm theo:
      • Đầu tư vật tư nông nghiệp/ nhiên liệu/ dịch vụ nông nghiệp
      • Định mức kỹ thuật theo từng nhóm (giống, phân, thuốc, nhiên liệu….): giá trị và số lượng
    • Hợp đồng liên kết thu mua: cam kết việc bán lúa cho Công ty
      • Chủng loại lúa, giá thu mua, tiền cọc, sản lượng thu mua…..
      • Hợp đồng áp dụng cho từng năm, mỗi năm ký kết 1 lần
  • Báo cáo thống kê
    • Theo dõi chi phí phát sinh cho hoạt động giao khoán
    • Theo dõi thanh/ quyết toán công nợ với hộ hội đồng viên

Quản lý đất sản xuất lúa giống

  • Danh mục
    • Quản lý các loại tài liệu liên quan hợp đồng sản xuất lúa giống
    • Quản lý định mức các chi phí và sản phẩm giao nộp (định mức cho 1 ha)
  • Phát sinh:
    • Hợp đồng sản xuất lúa giống
      • Hợp đồng ghi nhận thông tin ký kết cho việc sản xuất lúa giống, hợp đồng được ký kết lại hằng năm.
      • Thông tin hợp đồng:
        • Thông tin hộ giao khoán: người đại diện, địa chỉ, CCCD, Điện thoại, số tài khoản ngân hàng….
        • Diện tích, loại đất (A, B….), loại giống lúa,…..
        • Thời gian (1 năm)
        • Phí các dịch vụ kỹ thuật và phúc lợi đi kèm.
    • Theo dõi thanh/ quyết toán chi phí so với định mức (ít hơn được hưởng, nhiều hơn phải thanh toán bù):
      • Ít hơn: chi tiền thanh toán (Nợ 331/ Có 111- thu mua lúa)
      • Nhiều hơn: ghi nợ (thu tiền/ hoặc cấn trù mùa sau)
  • Báo cáo thống kê
    • Theo dõi chi phí phát sinh cho hoạt động sản xuất giống

Quản lý phát sinh/ thanh toán quyết toán công nợ đối với hộ giao khoán/ hộ sản xuất lúa giống

  • Thu khoán (đối với giao khoán đất)
    • Tính vào vụ đầu tiên của năm (vụ đông xuân)
    • Công nợ không phát sinh lãi
    • Chi tiết công nợ: theo từng năm, theo từng hộ nông dân
  • Đầu tư, dịch vụ:
    • Cấp vật tư nông nghiệp
      • Đội sản xuất lập phiếu cấp vật tư theo bảng giá
      • Cửa hàng vật tư nông nghiệp xác nhận xuất kho (xuất kho theo đúng số lượng trên phiếu cấp vật tư)
    • Cấp nhiên liệu
      • Đội sản xuất lập phiếu cấp nhiên liệu theo bảng giá
      • Cửa hàng xăng dầu xác nhận xuất kho (xuất kho theo đúng số lượng trên phiếu cấp nhiên liệu)
    • Cấp lúa giống
      • Đội sản xuất lập phiếu cấp lúa giống theo bảng giá
      • Nhà máy/ kho xác nhận xuất kho (xuất kho theo đúng số lượng trên phiếu cấp lúa giống)
    • Dịch vụ
      • Đội sản xuất ghi nhận giá trị theo thực tế đã phát sinh
  • Bảng giá dịch vụ/ vật tư nông nghiệp:
    • Bảng giá thay đổi theo chính sách giá của Công ty, khi có thay đổi sẽ cập nhật 1 bảng giá mới chi tiết cho từng loại dịch vụ
    • Khi phát sinh tại Đội sản xuất, giá sẽ được ghi nhận theo bảng giá mới nhất
  • Thanh toán:
    • Đội sản xuất lập phiếu thu theo từng loại (dịch vụ, lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật….) theo từng mùa vụ phát sinh.
Quản lý danh mục dự án nông nghiệp
Quản lý danh mục dự án nông nghiệp
Danh mục loại cây
Danh mục loại cây
Dự kiến sản lượng- thu hoạch
Dự kiến sản lượng- thu hoạch
Báo cáo tồn kho vật tư-nông nghiệp
Báo cáo tồn kho vật tư-nông nghiệp
Phiếu xuất cây giống
Phiếu xuất cây giống
Phiếu nhập thành phẩm
Phiếu nhập thành phẩm
Picture23

Về chức năng kế toán doanh nghiệp sản xuất và Bán hàng kênh xuất khẩu. Mời mọi người tham khảo thêm video tài liệu ở đây: