Kinh tế tuần hoàn_bài toán quản lý doanh nghiệp nhựa tái sinh/ màng-túi PE/túi niêm phong
Một ý tưởng cho kinh tế tuần hoàn đó là tái chế các sản phẩm từ hạt nhựa tái sinh như: Túi đựng rác; màng PE nông nghiệp, túi niêm phong.
Cùng mình phân tích để xem thử thị trường này như thế nào nhé.
Ví dụ trong hơn 6,000 lượt tìm kiếm thông qua kênh Online cho sản phẩm Màng PE, có khoảng 412 khách hàng click vào quảng cáo là thỏa tiêu chí nhóm khách hàng tiềm năng:
- Khách hàng doanh nghiệp doanh thu trên 50 tỷ / năm
- Phân bố tại khu vực các khu công nghiệp lớn: khu vực HCM, Bình Dương và Đồng Nai, Hà Nội
Khi đó có thể tính được giá trị sơ bộ tiềm năng thị trường đối với chỉ 01 từ khóa này là :(mình xin nhắc lại là mới chỉ 01 từ khóa thôi nhé, còn rất nhiều từ khóa và rất nhiều kênh khác nữa): 412 x 50 triệu = 20,6 tỷ (giá trị trung bình một đơn hàng Màng PE cho doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Với miếng bánh thị trường được khai thác từ chỉ 01 từ khóa: Màng PE như vậy thì các tay chơi sẽ cũng nhau ăn chi miếng bánh này như thế nào ?
Market size với 01 từ khóa này là: tương ứng khoảng 412 khách hàng tiềm năng/ tháng. Ví dụ sau đây mọi người có thể thấy tính từ thị phần searching từ khóa tương ứng cho 4 đối thủ chính là:
Thanh Bình : 13,58 % tương ứng là: 412 x 13,58% = 56 KHTN à 2,8 tỷ (giả sử tỷ lệ chốt là 100% và đơn hàng trung bình là 50 triệu)
Phu An : 6,12 % tương ứng là: 412 x 6,12% = 28 KHTN à 1,4 tỷ (giả sử tỷ lệ chốt là 100% và đơn hàng trung bình là 50 triệu)
Hanh Chung :10,14 % tương ứng là: 412 x 10,14% = 41 KHTNà 2,05 tỷ (giả sử tỷ lệ chốt là 100% và đơn hàng trung bình là 50 triệu)
Thiên Hoàng Kim :10,06 % tương ứng là: 412 x 10,06% = 41 KHTNà 2,05 tỷ (giả sử tỷ lệ chốt là 100% và đơn hàng trung bình là 50 triệu)
Do đó, có thể thấy, nếu khai thác tốt từ khóa này, hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu doanh số trung bình tháng tối thiểu như trên.
Đó là chỉ mới khảo sát thị trường nội địa, đối với doanh nghiệp lớn, quy mô xuất khẩu thì quy trình và yêu cầu về quản lý hệ thống sẽ không hề đơn giản như những đơn vị phục vụ thị trường Việt Nam không thôi được.
Cùng tìm hiểu thêm với mình qua 3 bài toán sau đây:
- Quy trình quản lý đơn hàng trước và sau khi sử dụng phần mềm Bravo.
- Quy trình tính giá thành tự động, đặc biệt có công đoạn tái chế hạt nhựa
- Gia tăng tính tiện lợi cho bộ phận Mua hàng, Kho bằng chức năng kết nối dữ liệu và App Mobile để giảm thao tác nhập liệu; hạn chế sai sót số liệu
1. Quy trình quản lý đơn hàng trước và sau khi sử dụng phần mềm Bravo.
+ Theo dõi thủ công bằng bảng tính excel
+ Quy trình duyệt và áp dụng bảng tính giá bằng email; chứng từ lưu trữ không tập trung và đồng bộ
+ Theo dõi thủ công bằng file word; pdf; excel;
+ Quy trình duyệt và áp dụng bảng tính giá bằng email; chứng từ lưu trữ không tập trung và không kế thừa dữ liệu được cho các bộ phận khác
+ Theo dõi bảng google sheet. Điều chỉnh thủ công và các phòng ban cùng nhau theo dõi để thực hiện.
+ Theo dõi thủ công bằng file word; pdf; excel;
+ Quy trình duyệt và áp dụng bằng email; chứng từ lưu trữ không tập trung và không kế thừa dữ liệu được cho các bộ phận khác.
+ Khó đối chiếu và so sánh với số liệu thực tế
2.Quy trình tính giá thành tự động, đặc biệt có công đoạn tái chế hạt nhựa
Đối với hoạt động trộn-thổi-cắt, quá trình sản xuất có thể có những phế phẩm như:
- Phế đầu khuôn
- Sản phẩm lỗi
- Phế trộn
- …
Việc thu hồi các phế này để tái chế thành hạt nhựa tái sinh cho các mẻ sản xuất tiếp theo, nếu không thống kê (số lượng và giá trị) thì việc tính giá thành khó có thể tính toán được.
Từ đó, dẫn đến một số vướng mắc trong việc xác định giá thành như:
- Không phản ánh chính xác chi phí (621, 622, 627) cho từng sản phẩm
- Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất trong tháng và báo cáo nhập xuất tồn thành phẩm trong tháng xuất hiện tình trạng không khớp do cách tính giá thành không đúng.
- Sau khi tính giá thành, giá trị giá thành không được áp thẳng vào giá trị phiếu nhập thành phẩm trong tháng mà tách dòng giá trị riêng, khiến khó theo dõi và kiểm tra số liệu nhập xuất tồn.
- Chưa đáp ứng được nhu cầu đánh giá định mức kỹ thuật với thực tế phát sinh các chi phí của sản phẩm.
Kinh nghiệm xử lý của Bravo cho bài toán này là:
- Nhập các bán thành phẩm phế/ hồi: bán thành phẩm phế/ hồi được theo dõi riêng tại kho hàng phế/ tái chế. Số lượng có thể thống kê sau mỗi mẻ nấu, đơn giá nhập có thể xác định (tương đối) dựa trên giá tồn trên kho tái chế. BRAVO xây dựng tính năng tự động áp giá nhập theo giá tồn đầu trên kho tái chế (cho phép điều chỉnh giá áp nếu xác định lại).
- Tính giá thành cho các thành phẩm hoàn thiện nhập trong kỳ: tất cả chi phí phát sinh trong kỳ từ nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung đều được phân bổ cho thành phẩm hoàn thiện trong kỳ. Tuy nhiên, các chi phí đó còn bao gồm cả những chi phí cho các bán thành phẩm phế/ hồi trong tháng. Trên BRAVO xử lý giảm trừ tự động giá thành nhập hồi trong tháng cho các sản phẩm nhập trong kỳ và giá thành của thành phẩm hoàn thiện không bị đúp phần chi phí bán thành phẩm hồi.
Tính và cập nhật giá thành
3. Gia tăng tính tiện lợi cho bộ phận Mua hàng, Kho bằng chức năng kết nối dữ liệu và App Mobile để giảm thao tác nhập liệu; hạn chế sai sót số liệu
Một số hình ảnh minh họa chức năng kết nối
Tạo và in barcode/QRcode trực tiếp trên phần mềm
Thiết kế ứng dụng nhập-xuất-kiểm kê tồn kho trên thiết bị PDA