Vận hành chính sách lương 3P cho phòng kinh doanh trên phần mềm Amis_Misa.
Phần 1 – Yêu cầu đặt ra
Xây dựng chính sách lương cho bộ phận kinh doanh đã khó, áp dụng chính sách lương lên phần mềm lại còn khó hơn. Nhất là khi có những điều chỉnh, làm thế nào để cập nhật nhanh chóng tức thời và không làm gián đoạn hoạt động quản lý vận hành của doanh nghiệp. Không những vậy, để giải quyết bài toán lương thưởng cho bộ phận kinh doanh, vừa tạo động lực và minh bạch. Về mặt thông tin, cần có sự liên kết giữa các phòng ban: Kinh doanh- Kế toán-Nhân sự- Dịch vụ-CSKH.
Sau đây là yêu cầu đặt ra của một doanh nghiệp về chính sách lương thưởng cho bộ phận kinh doanh:
Công thức Lương:
– Lương theo thang bảng lương
– Phụ cấp (theo ngày công)
– Thưởng hoàn thành công việc theo định mức công việc: cuối năm
– Thưởng DSKD (thanh toán 100%): cuối năm
– Thưởng vượt doanh số (theo doanh số kế hoạch): cuối mỗi tháng vượt doanh số kế hoạch.
Chấm công:
– App mobile
– Desktop App
– Kết nối máy chấm công tự động
Đánh giá KPI và Xét lương định kỳ 6 tháng:
- Căn cứ Tỷ lệ hoàn thành doanh số ký/ định mức công việc
- Ví dụ: Hoàn thành 100-120%: tăng một bậc lương.
- Hoàn thành 120-150%: tăng hai bậc lương.
- Kỳ đánh giá: 6 tháng/ lần.
Quản lý công việc:
- Theo dõi kế hoạch doanh số theo nhân viên, theo tháng
- Theo dõi danh sách khách hàng theo nhân viên
- Theo dõi giao – thực hiện công việc: liên quan đến việc tiếp nhận công việc với bộ phận dịch vụ-cskh
- Theo dõi công việc phát sinh với khách hàng: chăm sóc; demo; báo giá; hợp đồng
Báo cáo:
- Doanh số ký kết
- Thưởng DSKH
- Theo dõi hợp đồng sắp hết hạn bảo trì
- Theo dõi thực hiện công việc
Phần 2 – Mô hình giải pháp.
- Thứ nhất: Phân hệ Quản lý kinh doanh là tối thiểu, nếu là quản lý CRM thì càng tốt (theo định nghĩa CRM bao gồm: Marketing; Sales; CSKH)
Amis cung cấp giải pháp song song trên hai nền tảng web và app mobile
Đầu tiên là phải Thiết lập cơ cấu tổ chức trên phần mềm.
Sau đó thực hiện tạo mới mã User
Phần quyền cho user được sử dụng chức năng ứng dụng cũng như xác nhận thông tin người dùng.
Đây là màn hình tổng quan phân hệ bán hàng
Chức năng F1-Help của bất cứ phân hệ nào.
Đầu tiên là khái niệm Tiềm năng: đây có thể là tập data từ nguồn marketing; thu thập từ các chiến dịch; hoặc nguồn data thô mua từ bên ngoài.
Liên hệ: tức là các đối tác trong tập tiềm năng; Khách hàng chính là một bước chuyển từ tiềm năng sang: sau khi đã sàng lọc lại. Lưu ý: Khách hàng này chỉ khi có phát sinh đơn hàng chuyển sang kế toán thì kế toán mới cập nhật vào Danh mục khách hàng trên phân hệ kế toán, còn nếu chưa phát sinh đơn hàng thì chỉ bên Kinh doanh theo dõi thôi nhé.
Check các hoạt động/ công việc với từng khách tiềm năng; ghi nhận lịch sử giao dịch với tiềm năng
Cập nhật thông tin chi tiết của tiềm năng
Hiệu chỉnh các trường thông tin, thêm bớt, sửa, điều chỉnh các trường
Chi tiết mapping khi nhập khẩu file Tiềm năng
Có thể set quy tắc phân bổ trước để tự động phân bổ data, ví dụ: phân bổ cho sales phụ trách từng vùng địa bàn nào đó.
Chức năng phân bổ data: Tiềm năng- cho nhân sự phụ trách
Chức năng filter thông tin Tiềm năng để tạo và lưu bộ lọc
Tiếp theo là nội dung: Tạo mới quy trình kinh doanh với tương ứng các giai đoạn là tỷ lệ thành công tương ứng
Sinh ra cơ hội từ Khánh Hàng
Xem danh mục hàng hóa kèm tồn kho
Chi tiết là tồn ở từng kho nào
Theo dõi cơ hội bán hàng theo quy trình bán hàng đến khi kết thúc, có cập nhật lại kết quả thành công hay thất bại. Và note lại lý do tương ứng để thống kê và lên báo cáo
Ví dụ: xem báo cáo các cơ hội phát sinh theo thời gian
Một số báo cáo mẫu cho phân hệ cơ hội
Sinh báo giá từ Cơ hội. Có thể hiểu là Báo giá hoặc Hợp đồng
Thiết kế mẫu in Báo giá/ Hợp đồng
Kết xuất và gửi mail trực tiếp cho khách hàng
Sinh đơn hàng từ báo giá
Ghi nhận và phân chia doanh số
Bổ sung thông tin thực hiện đơn hàng; Hóa đơn; thông tin giao hàng
Lưu đơn hàng và chuyển cho kế toán; đồng thời Sẽ ghi nhận doanh số cho nhân viên kinh doanh.
Trong trường hợp muốn thu hồi/ hủy đơn hàng thì thực hiện chức năng Thu hồi. Kế toán sẽ không còn thấy Đơn hàng của Kinh doanh chuyển qua nữa. Tuy nhiên, nếu đơn hàng đã được xử lý hóa đơn, phiếu xuất kho thì không thể nào trả lại.
Dĩ nhiên để thực hiện được chức năng này thì phải có kết nối nội bộ giữa app Bán hàng và kế toán.
Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các trường thông tin để notes từ Đơn hàng do kinh doanh nhập để chuyển sang cho kế toán.
Liên quan đến chức năng Đơn hàng, trên Phân hệ kế toán cũng sẽ kế thừa thông tin đơn hàng, tiến hành xử lý và xuất ra những báo cáo như: theo dõi tình hình thực hiện đơn hàng
Tương tự cũng sẽ có chức năng Sinh Hóa đơn từ Đơn hàng, Kế toán sẽ kế thừa thông tin để xuất hóa đơn.
Báo cáo thống kê số lượng tồn kho và số lượng đặt hàng chưa giao. Ngoài ra, còn nhiều báo cáo khác nữa….
Ngoài ra, chúng ta còn có thể theo dõi thêm công việc đi thị trường của nhân viên kinh doanh. Cụ thể như sau:
Chức năng định tuyến, đầu tiên là phải tạo tuyến.
Chi tiết ghi nhận lộ trình thăm
Chọn danh sách khách tiềm năng để lên list thăm viếng.
Xem thông tin định tuyến: kế hoạch thăm viếng theo ngày đã được lập sẵn.
Check in khi đến ghé thăm khách tiềm năng.
Check tồn kho tại Khách để theo dõi.
-
Tiếp theo là Phân hệ Nhân sự-chấm công-tính lương.
Việc quản lý KPI của nhân viên kinh doanh sẽ dễ dàng hơn khi có sự kế thừa dữ liệu phát sinh từ phân hệ quản lý bán hàng. Từ đó, thực hiện việc quản lý chính sách lương 3P cho bộ phận kinh doanh nói riêng và toàn thể công ty nói chung.
Đầu tiên là chức năng chấm công linh hoạt theo nhiều hình thức: Máy chấm công; app mobile hay ứng dụng trên web.
Dữ liệu chấm công sẽ được cập nhật và tổng hợp để lên được bảng công tập trung.
Liên quan đến khai báo công thức tính lương 3P. Sau đây là chi tiết từng bước:
Đầu tiên là khai báo thành phần lương
Khai báo chính sách Lương
Cụ thể thành phần lương sẽ bao gồm nhiều yếu tố, tương ứng các cột trong bảng lương
Khai báo các công thức lương: ví dụ, lương theo sản phẩm, lương theo doanh số
Khai báo chính sách phụ cấp
Chính sách khấu trừ, phạt khác.
Sau khi đã khai báo xong công thức tính lương, tiến hành import/tạo dữ liệu tính lương.
Đó là bảng chấm công, kế thừa từ phân hệ chấm công
Đó là tổng hợp doanh số, kế thừa từ phân hệ kế toán hoặc bán hàng
Đó là tổng hợp hoàn thành KPI.
Đó là bảng lương sản phẩm.
Ngoài ra, chắc chắn những chức năng khác cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ như: Theo dõi BHXH, Thuế TNCN…
Phần 3 – Chi phí dự kiến
Triển khai hệ thống phần mềm cần có lộ trình và phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, không phải lúc nào triển khai phần mềm mắc tiền, chi phí cao, hiệu chỉnh theo yêu cầu cũng là tốt.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giai đoạn chuyển tiếp từ việc sử dụng các công cụ thủ công như excel sang sử dụng các phần mềm đóng gói nhưng có phối hợp và kế thừa dữ liệu giữa các phòng ban là cần thiết.
Hiện tại, Misa Amis đang xây dựng giải pháp đóng gói phù hợp với lộ trình của doanh nghiệp:
https://amis.misa.vn/goi-giai-phap-misa-amis/
Đây là bước chuẩn bị cũng như là bàn đạp để nhân sự các phòng ban tự điều chỉnh và nâng cao năng lực công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Với chi phí vừa phải: chỉ khoảng 39 triệu/ năm để quản lý bài toán đầu bài đặt ra, các tính năng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu quan trọng nhất của doanh nghiệp là: quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời thời gian triển khai nhanh chóng, áp dụng liền, công cụ dễ hiểu dễ sử dụng. Các doanh nghiệp nên bắt tay vào để nghiên cứu và áp dụng càng sớm càng tốt. Giống như câu nói : “Vấn đề không phải là có chuyển đổi số hay không mà chuyển đổi bây giờ hay bao giờ”