Các bài toán quản lý chuỗi cung ứng – kho trong doanh nghiệp
Phần 1- Những khách hàng gần đây
-
Yêu cầu quản lý chuỗi cung ứng ngành nước giải khát
-
Mô tả hiện trạng. Khách hàng hiện không xem được báo cáo tức thời tổng thể. Công cụ quản lý hiện tại cũng đang quản lý thủ công, yêu cầu chính là quản lý kho cho nhà máy:
- 01 kho nhà máy: Khánh Hòa
- 01 kho thuê (thuê luôn dịch vụ vận hành kho): có theo dõi nhập-xuất để đối chiếu với đối tác; có theo dõi thời gian lưu: thành phẩm và hàng gift.
- 01 kho đối tác gia công cho hãng (ở Bình Dương): có theo dõi nhập-xuất vật tư; thành phẩm.
-
Theo dõi: Đề nghị xuất kho cho kho chính và kho nhà máy:
- Nhà máy làm đề nghị xuất kho (làm tay). Có thể gom lại NVL theo nhiều ngày sản xuất để đề nghị vật tư cho trọn. Cũng có những vật tư làm đề nghị theo B.O.M. Kho thì cũng xuất cho tròn số, ví dụ đề nghị 10kg nhưng kho xuất 100 kg theo 1 bao luôn.
- Kho nhà máy quản lý (sx): Phiếu nhập liệu (kế thừa phiếu xuất kho theo đề nghị) và Phiếu nhập thành phẩm.
-
Theo dõi kế hoạch nhập kho từ mua hàng để chuẩn bị Kho.
-
- Giải pháp 1: Kết nối Misa để nhận Đơn hàng Mua đã được duyệt. Kho dựa trên đơn hàng mua đã được duyệt để chuẩn bị kho; tạo phiếu nhập kho theo đề nghị/ đơn hàng.
-
- Giải pháp 2: Nhập đơn hàng mua trên Bravo, duyệt –>tạo thành Đề nghị nhập kho. (chốt phương án 2)”
-
Xuất hàng cho sales: Yêu cầu xuất hàng cho kinh doanh.
- Khi nhận đơn hàng từ khách hàng; admin ở HCM (03 bạn phụ trách 03 vùng) sẽ làm SO (đơn hàng đã xuất hóa đơn và kế toán đã nhận tiền) cho từng khách hàng gửi cho nhà máy.
- Nhà máy làm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho từ SO: có bổ sung thông tin SX theo dõi. Ví dụ có hàng khuyến mãi. (Kho-Logistics ở nhà máy quản lý)
- Chốt phương án Admin nhập lên Bravo luôn
-
Nhu cầu tổng hợp chuỗi cung ứng: nhập vật tư-> kế hoạch sản xuất–>nhập thành phẩm –> tồn kho cuối kỳ.
-
Kiểm kê kho: định kỳ kiểm kê kho chính và kho nhà máy để theo dõi.
- Tồn kho đúng là cuối kỳ cộng số tổng ở kho chính và kho nhà máy
- Yêu cầu theo dõi tồn kho kế hoạch theo ngày. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tồn kho của Kho Nhỏ, căn cứ thêm vào Phiếu nhập thành phẩm trong kỳ.
2. Quy trình quản lý Kho bên trong một doanh nghiệp phân phối dược:
-
Danh mục kho:
- Kho chẳn: quản lý hàng kho, item, lot, vị trí
- Kho lẻ: kho hàng xuất thường xuyên: kho, item, lot
- Kho lạnh
- Kho hàng bảo quản đặt biệt.
- Kho chờ xử lý
- Kho hàng chờ hủy
-
Thực tế:
- Kho đang quản lý chung trong 1 tòa nhà 3 tầng. mỗi tầng tương ứng 1 kho.
- Tại 1 vị trí có thể lưu nhiều mặt hàng.
- Kho quản lý vị trí theo kệ 02 tầng (A: tầng 1, B: tầng 2)
- Đơn vị tính: thuốc là hộp.
- Đang quản lý tay
-
Yêu cầu:
- Quản lý sơ đồ kho.
- Quản lý tình trạng chứa từng vị trí: hiện tại khách hàng đang quản lý theo pallet, trên mỗi pallet chất thùng kích cở khác nhau. à để quản lý được % từng vị trí cần xác định số thùng nhập theo từng vị trí là bao nhiều thùng so sánh với số thùng khai báo theo vị trí để xác định % – thể hiện màu sắc trên vị trí để phân biệt (ví dụ: màu đỏ thể hiện hàng đã được đưa vào vị trí, màu xanh thể hiện còn có thể để thêm)
-
Nhập hàng:
- Nhập hàng theo phòng mua hàng (Phòng nhập khẩu đối với hàng NK)
- Hàng nhập về vào vị trí chờ nhập à thực hiện kiểm tra QC à Thực hiện nhập kho theo từng vị trí.
- Tại bộ phận kho thực hiện dán nhãn + toa theo từng hộp thuốc.
- Hàng NK số lượng nhiều sẽ vào kho chẵn. (lưu theo các kho tầng 2, tầng 3)
-
-
Xuất hàng:
- Kho thực hiện xuất theo phiếu xuất kế toán: Mã kho, Item, Số lượng, Lot.
- Quản lý kho: 02 nhân sự 1 quản lý + 1 Thủ kho quản lý kiêm nhiệm cho nhiều kho.
- Việc điều chuyển qua lại giữa các kho theo phiếu xuất điều chuyển của kế toán –> với số lượng nhân sự hiện tại KH không áp dụng kiểm tra số lượng xuất + nhận điều chuyển.
- Hàng xuất điều từ kho chẳn sang kho lẻ để bán. (lưu kho tầng 1) –> soạn hàng bán xuất cho khách.
-
Áp dụng vị trí:
- Nhận phiếu xuất kế toán à bộ phận kho sẽ áp vị trí xuất à thực hiện lấy hàng theo vị trí à xuất kho.
- Các động tác điều chuyển vị trí tại kho: sẽ do bộ phận kho phụ trách.
-
Kiểm kê:
- Hiện tại không áp dụng kiểm kê theo barcode: barcode phải dán theo từng hộp thuốc. nhân sự không đủ để thực hiện.
- Kiểm kê vào cuối tháng kho báo số lượng tồn kho thực tế theo kế toán.
- Ở bộ phận kho đối chiếu số lượng xuất kho hàng ngày theo báo cáo thẻ kho. (Có TH kế toán điều chỉnh lại số lượng xuất kho khi khách hàng có thay đổi à lệch số với kho)
-
Ghi chú:
- Khách hàng muốn kế thừa quy trình dữ liệu kế toán quản lý thêm vị trí do kho quản lý.
- Không phát sinh nhiều nhân sự vận hành.
-
3. Yêu cầu quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lắp ráp và phân phối ô tô hàng đầu Việt Nam.
- Thiết lập Biểu mẫu Quản trị hoạt động Kinh doanh-Tồn kho xe theo chuỗi Sản Xuất-Phân Phối-Bán Lẻ, chi tiết:
- Dòng là từng mẫu xe theo phiên bản & năm sản xuất;
- Cột là thể hiện thông tin chuỗi:
- Sản xuất: Đặt mua; Đặt hàng sản xuất; Kho thành phẩm; Đang giao đơn vị phân phối.
- Phân phối: Kho Phân phối; Đang giao Showroom/ Đại lý.
- Bán lẻ: Tồn kho Showroom/Đại lý; Đã ký hợp đồng; Đang đăng ký mới(tự đăng ký; Công ty đăng ký); Đã bàn giao xe.
4. Mẫu excel quản lý cung ứng vật tư -thiết bị ngành năng lượng mặt trời.
- Danh sách đơn hàng bán Pending -chi tiết theo trạng thái đơn hàng bán
- Lịch hàng về dự kiến
- Tổng hợp đặt hàng theo dự kiến hàng về
- Lịch giao hàng
- Tồn kho
Mở rộng: AppSheet_Chuyển đổi google sheet sang mô hình ứng dụng.
Tìm hiểu Appsheet là gì và những ứng dụng của nó để biết thêm chi tiết nhé.
Phần 2 –Hoạch định, Quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp sản xuất
-Quy trình quản lý luồng dữ liệu trên phần mềm Bravo-
Lịch hàng về dự kiến
Đơn hàng mua –> Báo cáo đơn đặt hàng mua theo thời gian giao hàng
Danh sách đơn hàng bán Pending -chi tiết theo trạng thái đơn hàng bán
Đơn đặt hàng bán –> Báo cáo trạng thái đơn đặt hàng bán
Lịch giao hàng
Phiếu giao hàng –> Sổ theo dõi giao hàng –> Báo cáo tổng hợp thực hiện giao hàng.
Tồn kho
Đề nghị nhập-xuất –> Phiếu nhập; Phiếu xuất –> Chi tiết nhập xuất tồn theo vật tư –> Báo cáo tồn kho theo Kho.
Phần 3 –Giới thiệu phần mềm Bravo-Quản lý chuối cung ứng
Căn cứ trên quy trình vận hành thực tế của khách hàng, Bravo sẽ tiến hành phân quyền và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp – Đây chính là ý nghĩa của việc hiệu chỉnh, chứ không phải hiệu chỉnh là viết lại phần mềm từ đầu.
Những tính năng ở Phần 2 là chức năng chuẩn, đây là thành phẩm cuối cùng, sẽ khác gần như là rất lớn so với bản phần mềm chuẩn: