Đọc và áp dụng cuốn sách: The Goal vào công việc.

Theo lý thuyết TOC. Năng lực xử lý của mắc xích yếu nhất trong 1 hệ thống tuần tự chính là năng lực của toàn bộ hệ thống. Do đó cần có chiến lược rà soát và nhận diện mắc xích yếu nhất này, đồng thời hướng mọi hoạt động của các mắc xích khác theo quan hệ gắn chặt với mắc xích này. Đồng thời nâng cao năng suất cho “Cổ chai”/ mắc xích yếu nhất này.

Ví dụ, Hệ thống bán hàng là một hệ thống tuần tự, bao gồm các bước:

  1. Tìm kiếm khách hàng.
  2. Hẹn Demo-Chuẩn bị-Trao đổi.
  3. Báo giá.
  4. Xúc tiến báo giá-ký hợp đồng.
  5. Triển khai-thu tiền.
  6. Chăm sóc sau bán hàng và Xúc tiến Upsale/ Mua lại.

Nhận biết_cổ chai của hệ thống ?

Thông thường thì sẽ bằng số liệu phân tích từ hệ thống phần mềm ERP chẳng hạn, như cái cách mà trong cuốn sách The Goal đã thực hiện. Nhưng đối với hệ thống Bán hàng mà mình đang làm việc thì bằng cảm nhận cá nhân: mình nghĩ là đang bị nghẽn ở bước số 2. Bởi vì câu chuyện không phải là tìm kiếm khách hàng càng nhiều càng tốt mà là chất lượng khi xúc tiến từng khách hàng. Nếu đúng đối tượng thì: Chất lượng; Chi Phí; Số lượng; Tốc độ_những yếu tố về mặt sản phẩm-dịch vụ đều có thể đáp ứng tốt với nhu cầu khách hàng. Chỉ có yếu tố làm thế nào thể hiện được, khoe được cái đó ra trong lần gặp đầu tiên mà thôi

Rõ ràng là thời gian chờ, chuẩn bị để đáp ứng ở bước số 2 này tùy thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị về mặt con người và kỹ năng. Nếu chuẩn bị tốt, rõ ràng có thể rút ngắn thời gian đáp ứng từ 3 ngày giảm xuống chỉ còn trong 1 buổi. Tức là sáng nhận nhu cầu, chiều có thể đi demo ngay.

Vậy giải pháp đề xuất là gì ?

Khi liên quan đến năng lực của con người thì giải pháp chính là nâng cao kỹ năng bằng luyện tập.

Và khi đó Chiến lược, hướng các mắc xích khác đến măc xích yếu nhất của hệ thống là :

“Go to Target customer, Do the Best Demo”.

Go to target customer, đã có một số bài viết ở đây:

Tìm kiếm khách hàng tự động:

http://thainguyenduong.digital/tim-kiem-thong-tin-khach-hang-va-360-do-marketing/

Chân dung khách hàng mục tiêu:

Phân tích dữ liệu kinh doanh- Hệ thống quản lý công việc_Phần 2

Còn “Do the Best Demo” thì sao ?

Picture3

Xây dựng một tổ chức học tập để “Do the best Demo”

Nguyên lý thứ năm là mô hình được Senge phát triển năm 1990. Nó mô tả năm nguyên lý cần thiết để tạo ra một tổ chức học tập. Cụ thể.

  1. Tư duy hệ thống.

Cần trả lời câu hỏi: Why?

Tại sao cần phải xây dựng 1 tổ chức học tập; cụ thể hơn là 1 đội nhóm; 1 phòng học tập. Đó chính là lý thuyết TOC: điểm yếu nhất của hệ thống chính là năng lực của cả hệ thống. Nếu đã xác định: Bước demo là Cổ chai thì cần phải hướng những hoạt động khác và nâng cao năng lực của bước này.

  1. Làm chủ bản thân:

Một tổ chức chỉ có thể học hỏi thông qua sự học hỏi của các cá nhân. Cá nhân học hỏi không đảm bảo cho một tổ chức học hỏi. Tuy nhiên sẽ không có tổ chức học hỏi nếu không có cá nhân học hỏi.

Cần trả lời câu hỏi: Who? Ai sẽ là thành viên trong 1 tổ chức học tập.

  1. Tiềm thức:

How? Mình nghĩ là cần có những case study; những best practice về lợi ích của việc Học tập mang lại cụ thể cho công việc hằng ngày:

+ Có làm cho bản thân của mình trở nên tốt hơn không ?

+ Có làm cho mình trở nên có giá trị hơn không ?

+ Có làm cho mình nhanh hơn không ?

+ Có làm cho mình có nhiều ” đồ chơi” hơn hay không ?

+ Có làm cho khách hàng có 1 dịch vụ tốt hơn hay không ?

Ví dụ: Bản thân mình được lợi gì từ việc Học tập và luyện tập demo khách hàng Meisheng bằng tiếng anh; quay video về Quản lý sản xuất.

  • Tự tin demo bằng tiếng anh, dù trước khi bắt đầu còn rất lúng túng và sợ sệt.
  • Hiểu rõ hơn về sản phẩm phần mềm Bravo: cụ thể là phân hệ QLSX
  • Có thêm đồ chơi nhiều hơn.
  • Chắc chắn sẽ nhanh hơn trong lần demo sắp tới. Vì đã có sẵn trải nghiệm trong đầu.

4. Xây dựng tầm nhìn chung:

What? Tương lai sẽ như thế nào.

Nếu như mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi khách hàng chúng ta đi là một cơ hội để chúng ta học tập và sau khi đi khách hàng về chúng ta đúc kết lại.

–> Có phải bản thân sẽ có kỹ năng và sự tư tin hơn hẳn hay không ?

–> Có phải chúng ta sẽ đi khách hàng 1 mình được hay không ?

Đích đến chẳng phải là tự chủ hoàn toàn trong công việc à.

5. Học tập theo nhóm:

Cuối cùng, bản thân anh có thể giữ những thứ này cho riêng mình. Nhưng anh muốn học hỏi từ thêm các bạn. Mỗi tuần 1 bạn chia sẻ là cách để anh đỡ tốn thời gian học hỏi của anh và các bạn cũng vậy.

Thay vì mỗi người chỉ có 10 tài nguyên chẳng hạn đi. Thí học theo nhóm là nhóm 6 người, thì mỗi người đã có 60 tài nguyên rồi.

Bắt đầu từ một nhóm nhỏ , nếu thành công sẽ nhân rộng.

Đây cũng là 5 bước đề xuất cho việc xây dựng một tổ chức học tập. Mà trước mắt mình sẽ áp dụng cho các nhân sự mình đang phụ trách. Làm thế nào để:

  1. Thời gian đáp ứng ở bước Demo là 1 buổi.
  2. Áp dụng cho 03 nội dung demo:
  • Kế toán;
  • Nhân sự;
  • ERP sản xuất.
  1. Đối tượng:
  • Trước mắt là 02 nhân sự mình phụ trách.