Thu mua phế liệu_nghề hái ra tiền
Mỗi đợt về quê, mình hay để ý để xem có công ty nào mở ở quê hay không. Lúc mới ra trường cũng vậy, khát khao được hỏi xem tại sao ở quê mà lại có người giàu như vậy. Nhất là những người mở doanh nghiệp, có nhà lầu, xe hơi.
Mình có một người bạn, quen biết xã giao ở quê, nhà làm thu mua phế liệu, nhìn cơ ngơi thấy cũng đã ngưỡng mộ rồi. Tuy nhiên, tò mờ hơn là có một dịp đi ngang qua một công ty ở trong Đèo (khu vực đường quốc lộ) và cũng thưa thớt dân cư sinh sống. Phát hiện ra ở quê mình có một công ty làm về Tái chế phế liệu: các sản phẩm từ kim loại nhôm, sắt, đồng
Lúc đó cũng mơ hồ nghĩ ngợi là: sao mà người ta giỏi quá, ở quê mà mở được công ty như vậy rồi thì xuất bán đi đâu ta. Mua nguyên liệu đầu vô thì từ nguồn nào?
Mãi cho đến gần đây, mới có dịp tiếp xúc với một khách hàng làm về: sản xuất Nhôm Ingots và Billets để xuất khẩu. Rồi thêm câu chuyện theo dõi Vietgo để biết được đầu ra là những đơn hàng Nhôm Ingots trên Vietgo (xuất đi Trung Quốc; Tây Á). Hay Khoảng thời gian ngắn làm về mảng Solar dự án áp mái, mình mới biết được các vật tư rail nhôm lắp hệ thống solar toàn nhập từ Trung Quốc.
Mình mới xâu chuỗi lại mọi thứ và thấy được, những gì mình từng chứng kiến là hoàn toàn liên kết với nhau, một chuỗi tuần hoàn khép kín của câu chuyện một nguyên liệu: Nhẹ; Đẹp; Bền vừa phải.
Nhôm phế liệu –> Thu mua vựa –> Cơ sở tái chế/ nấu –> Cơ sở sản xuất Billets/Ingot –> Xuất khẩu–>Sx Nhôm định hình –>Tiêu dùng cá nhân/doanh nghiệp –>Nhôm phế liệu.
I. Kinh doanh vựa phế liệu
Mở một vựa thu mua phế liệu, đúng là một lựa chọn không tồi cho một business nhỏ ở quê.
Cách mở đại lý thu mua phế liệu cho người mới bắt đầu: (Nguồn online)
- Bước 1: Chuẩn bị vốn
Cũng giống như tất cả các ngành nghề khác, kinh doanh phế liệu cũng cần có vốn. Tuy nhiên, kinh doanh thu mua phế liệu không cần bạn phải đầu tư quá nhiều vốn. Có bao nhiêu cũng có thể mở đại lý thu mua phế liệu được. Với kinh nghiệm của những người trong nghề thì chỉ cần có trong tay khoảng 20 triệu là có thể mở một đại lý riêng của mình rồi. Các khoản chi phí bạn cần chi trả để kinh doanh phế liệu bao gồm: chi phí cho công nhân, chi phí kho bãi (có thể tận dụng mặt bằng ở quê), chi phí vận chuyển,…
- Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng, kho bãi
Mặt bằng, kho bãi là điều kiện quan trọng để thực hiện kinh doanh. Đặc biệt, đối với kinh doanh phế liệu thì mặt bằng càng trở lên quan trọng hơn nhiều. Phế liệu chiếm rất nhiều diện tích ban đầu. Vì vậy, để kinh doanh ngành nghề này thì bắt buộc phải có kho bãi tương đối lớn. Kho bãi cần có mái che để bảo đảm chất lượng cho phế liệu khi lưu trữ tại kho. Điều này cũng giúp bạn hạn chế được các vấn đề rủi ro khi hàng tập kết, hàng tồn kho chưa hết.
- Bước 3: Xin giấy phép
Mở đại lý thu mua phế liệu được xem là một hình thức kinh doanh. Do đó, để kinh doanh trong lĩnh vực này bạn cần có giấy phép hoạt động, điều kiện kinh doanh từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép.
- Bước 4: Tìm kiếm nhân sự
Không chỉ có vốn, mặt bằng, giấy phép mà việc tìm kiếm nhân sự cũng là một khâu quan trọng trong các bước mở đại lý thu mua phế liệu. Dĩ nhiên, với số vốn nhỏ thì ban đầu bạn cũng không cần sử dụng quá nhiều nhân sự. Chỉ cần lựa chọn một vài người có kinh nghiệm, biết cách định giá sản phẩm để tiến hành thu mua và vận chuyển phế liệu là được.
- Bước 5: Tìm đối tác kinh doanh phế liệu
Cuối cùng khi đã chuẩn bị được đầy đủ vốn, mặt bằng và nhân sự thì việc cần làm tiếp theo chính là tìm đối tác kinh doanh phế liệu tin cậy để bắt đầu tiến hành thu mua và kinh doanh kiếm lời. Và một điều quan trọng là bạn cần phải có bảng giá nhập từ đối tác là các công ty hoặc đại lý lớn, nơi thu mua tập kết phế liệu cuối cùng.
Theo một báo cáo “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ PHẾ LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ” có đưa ra số liệu như sau:
II. Mở xưởng nấu/tái chế Nhôm Ingots/Billets/ Sản xuất Nhôm định hình
Đối với việc mở một xưởng nấu nhôm billets/ ingots, một số vấn đề cần quan tâm như:
1. Bài toán quản lý phế và hồi để kiểm soát chi phí không bị thất thoát
Đối với hoạt động luyện đúc nhôm ingots và billets, quá trình sản xuất có thể có những phế phẩm như:
- Billet lỗi (cần nấu lại)
- Phế phụ lò nấu; bụi xỉ
- Billet phế cắt đầu
- …
Việc đem phế này vào sản xuất cho các mẻ sản xuất tiếp theo, mẻ đó cũng có thể phát sinh hồi và đem sản xuất sản phẩm khác… Quy trình sản xuất này diễn ra liên tục không có kết thúc sẽ khiến việc tính giá thành bị xoay vòng, khó có thể tính toán được.
Từ đó, dẫn đến một số vướng mắc trong việc xác định giá thành như:
- Không phản ánh chính xác chi phí (621, 622, 627) cho từng sản phẩm
- Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất trong tháng và báo cáo nhập xuất tồn thành phẩm trong tháng xuất hiện tình trạng không khớp do cách tính giá thành không đúng.
- Sau khi tính giá thành, giá trị giá thành không được áp thẳng vào giá trị phiếu nhập thành phẩm trong tháng mà tách dòng giá trị riêng, khiến khó theo dõi và kiểm tra số liệu nhập xuất tồn.
- Chưa đáp ứng được nhu cầu đánh giá định mức kỹ thuật với thực tế phát sinh các chi phí của sản phẩm.
Kinh nghiệm xử lý của Bravo cho bài toán này là:
- Nhập các bán thành phẩm phế/ hồi: bán thành phẩm phế/ hồi được theo dõi riêng tại kho hàng phế/ tái chế. Số lượng có thể thống kê sau mỗi mẻ nấu, đơn giá nhập có thể xác định (tương đối) dựa trên giá tồn trên kho tái chế. BRAVO xây dựng tính năng tự động áp giá nhập theo giá tồn đầu trên kho tái chế (cho phép điều chỉnh giá áp nếu xác định lại). Việc áp giá này sẽ loại bỏ phát sinh phế/ hồi vào tính giá thành của thành phẩm Nhôm Ingots/Billets, tránh việc xoay vòng khi tính giá thành. Giá hồi áp dựa trên giá tồn trên kho tái chế là tương đối chính xác và người dùng có thể tự chỉnh giá cho phù hợp.
Tính giá thành cho các thành phẩm hoàn thiện nhập trong kỳ: tất cả chi phí phát sinh trong kỳ từ nguyên vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung đều được phân bổ cho thành phẩm hoàn thiện trong kỳ. Tuy nhiên, các chi phí đó còn bao gồm cả những chi phí cho các bán thành phẩm phế/ hồi trong tháng. Trên BRAVO xử lý giảm trừ tự động giá thành nhập hồi trong tháng cho các sản phẩm nhập trong kỳ và giá thành của thành phẩm hoàn thiện không bị đúp phần chi phí bán thành phẩm hồi.
Danh sách in tem thành phẩm
Khai báo định mức nguyên liệu theo Lô
Chi tiết định mức nguyên liệu theo Lô
Danh mục kho hàng
Danh mục yếu tố chi phí
Khai báo tài khoản chi phí giá thành
Khai báo danh mục khoản mục phí
Kế thừa các Phiếu nhập thành phẩm/ bán thành phẩm từ bộ phận Kho/ Sản xuất
Cập nhật phiếu nhập hồi/ phế
Phiếu xuất/chuyển phôi/ billets
Chạy chức năng tính giá thành (có quay vòng)
2. Cập nhật thông tin đặc thù (theo mẫu in của ngành) một cách tức thời giữa tất cả bộ phận. Hướng mọi user đều theo dõi được tình trạng đơn hàng từ khi bắt đầu –> đóng đơn
Chúng tôi_một đơn vị triển khai phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp sản xuất_hình dung được công việc một ngày của một người Quản lý đơn hàng có thể quản lý những đầu mục công việc liên quan đến các đối tượng khác nhau như:
- Liên hệ với khách hàng
- Liên hệ với các đơn vị sourcing
- Liên hệ với văn phòng chính
- Liên hệ đốc thúc hàng với các đơn vị
- Liên hệ nội bộ phòng ban để theo dõi đốc thúc tiến độ đơn hàng
- Thực hiện QC kiểm hàng
- Làm báo cáo nội bộ; các tài liệu worksheet; chứng từ-document.
Thêm vào đó, công việc của một người làm Quản lý đơn hàng đòi hỏi sự linh hoạt, dẻo dai và sức khỏe tốt khi không phải lúc nào cũng ngồi máy tính, mà phải thường xuyên phải di chuyển đi lại giữa các vị trí; xưởng.
Thấu hiểu những khó khăn đó, Phần mềm Bravo hy vọng có thể hỗ trợ, mang lại sự tiện lợi, dễ dàng và tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý dữ liệu, quy trình, chứng từ, báo cáo. Góp phần mang lại hiệu quả công việc cao cho công tác Quản lý đơn hàng mà tất cả các bộ phận trong nhà máy tham gia như:
- Quản lý công việc theo trạng thái, theo độ ưu tiên như: từ xử lý email; làm báo giá-tờ trình chi phí; theo dõi đơn hàng mua/nhập hàng; theo dõi tiến độ làm hàng….
- Quản lý tiến độ sản xuất-giao hàng của đơn hàng sản xuất hàng loạt.
- Phối hợp với QA nhà máy kiểm hàng, cấp giấy chứng nhận sản phẩm/in tem
- Chuẩn bị Packing list và các document khác (đối với xuất khẩu)
Quản lý công việc theo trạng thái
Theo dõi bảng giá và lập báo giá
Chốt đơn hàng và cập nhật thông tin
Lập kế hoạch sản xuất và tính nhu cầu nguyên phụ liệu
Theo dõi tiến độ thực hiện đơn hàng mua
Theo dõi tiến độ sản xuất theo từng công đoạn/ từng mẻ
Phối hợp với QC kiểm tra sản phẩm
Phối hợp thực hiện các chứng từ như Packing list; Comercial Invoice.
Theo dõi tình hình thực hiện đơn hàng
3. Gia tăng tính tiện lợi cho bộ phận Mua hàng, Kho bằng chức năng kết nối dữ liệu và App Mobile để giảm thao tác nhập liệu; hạn chế sai sót số liệu
Một số hình ảnh minh họa chức năng kết nối
Theo dõi camera tại các trạm
Mô hình kết nối trạm cân
Cập nhật dữ liệu phiếu cân
Tạo và in barcode/QRcode trực tiếp trên phần mềm
Thiết kế ứng dụng nhập-xuất-kiểm kê tồn kho trên thiết bị PDA