TỬ HUYỆT CẢM XÚC
Phần 1_Làm thế nào để có động lực? Thuyết phục khách hàng bằng cách nào?
Hai câu hỏi dường như không liên quan đến nhau, nhưng hoàn toàn có liên hệ, đứng dưới chung một góc nhìn của cuốn sách: Tử huyệt cảm xúc.
Con người hành động, suy nghĩ không chỉ bằng trí óc mà còn bị chi phối nhiều, rất nhiều bởi cảm xúc.
Từ động lực bản thân, ngọn lửa bên trong làm cho mỗi người luôn phấn đấu làm việc, cho đến nhân sinh quan nhìn nhận những đối tượng khác, những đối tác. Hay nói khác đi, chính là cách ta bắt song cảm xúc, lựa chọn những đối tác trong công việc của mình, thuyết phục họ cùng làm việc với mình. Tựu chung lại đều từ Cảm xúc.
Trong cuốn sách: Tử huyệt cảm xúc, 4 tử huyệt- tương ứng với 4 cấp độ tăng dần: sự thoải mái-tiền bạc-tình yêu-sự thể hiện. Bản thân mỗi người, những người có động lực làm việc đều xuất phát từ 4 tử huyệt này.
Do đó, để có động lực, bản thân mỗi người phải xác định, mình làm việc vì cái gì: Vì sử thoải mái của bản thân, vì tiền bạc, vì tình yêu hay là sự thể hiện bản thân-được người khác ghi nhận.
Khi đã là người có động lực làm việc, bạn sẽ dễ dàng bắt song với đối tác, thuyết phục họ bằng cách đặt bản thân mình vào vai trò của họ, để hiểu rõ họ cần gì: Cần sự thoải mái; tiền bạc; tình yêu hay sự thể hiện. Trên nhu cầu đó, bạn có thể thiết kế: sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp để đáp ứng “Tử huyệt cảm xúc” của khách hàng.
Phần 2_Khách hàng thể hiện khi nào và như thế nào?
Thông qua việc gợi mở và đặt câu hỏi, mình và team triển khai đã có những bước dẫn nhịp để đối tác trình bày, trình chiếu và thể hiện góc nhìn quản trị của mình.
Đúng là, đôi khi việc đặt câu hỏi và ngồi lắng nghe cũng là cách để cho người đối diện được thể hiện tình yêu và tự thể hiện của bản thân.
Một câu chuyện mà trong quá trình đi khách hàng gần đây mình khá là tâm đắc. Đây là một khách hàng lớn mà mình vừa mới ký hợp đồng gần đây. Công ty thuộc lĩnh vực phân phối hàng hóa chất cho bệnh viện nhà thuốc.
Đối tác của mình là một anh phó giám đốc công ty, với những đối tác ở level C, kinh nghiệm và chuyên môn đã thuộc hàng top của ngành. Về tiền bạc, công việc là không cần phải bàn cãi. Chính vì vậy, sự yêu nghề và sự thể hiện là yếu tố mà mình thấy có thể đánh vào ở những nhóm đối tác như thế nào.
Thực ra, những người kế toán viên học và thi chứng chỉ CPA, nhưng cũng ít có doanh nghiệp áp dụng kế toán quản trị vào thực tế quản lý doanh nghiệp, ngoại trừ các doanh nghiệp lớn và quy mô tập đoàn. Một số bài toán kế toán quản trị trong chương trình CPA có thể kể ra như:
1. Xem xét quyết định tạm ngừng hay tiếp tục kinh doanh/ sản xuất sản phẩm
2. Nên từ chối hay tiếp nhận đơn hàng
3. Quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài
4. Ra quyết định trong điều kiện năng lực bị giới hạn bởi 1 hoặc nhiều yếu tố.
Có nhiều điều tâm đắc mà thông qua phần trình bày của đối tác, mình vỡ lẽ và học hỏi thêm được nhiều. Nhất là cách áp dụng thực tế của những kiến thức lý thuyết CPA.
- Mục đích và cách áp dụng Khoản mục phí/ trung tâm chi phí như thế nào?
- Doanh thu theo Kế toán tài chính khác với Doanh thu theo Kế toán quản trị như thế nào?
- Ngoài ra, còn có bài toán quản lý về kế hoạch đặt hàng: tần suất và số lượng, đi từ kế hoạch bán hàng.
Mục đích và cách áp dụng Khoản mục phí/ trung tâm chi phí như thế nào?
Danh mục Trung tâm chi phí và khoản mục phí tương ứng. Tổ chức Trung tâm chi phí theo luồng hàng hóa từ lúc nhập về đến khi ra khỏi công ty:
- Mua hàng
- Kho
- Bán hàng
- Kế toán
- Quản lý chung
Lên Báo cáo P&L theo NCC.
- Chi phí trực tiếp thì theo hãng.
- Chi phí gián tiếp thì phân bổ theo tỷ lệ doanh thu.
Để dễ hình dung.
|
Trung tâm CP1 |
Trung tâm CP1 |
….. |
||
|
Khoản mục phí 1 |
Khoản mục phí…… |
Khoản mục phí 1 |
Khoản mục phí…… |
|
HÃNG 1 |
|
|
|
|
|
HÃNG 2 |
|
|
|
|
|
HÃNG 3 |
|
|
|
|
|
- Action tiếp theo là gì?
Xem xét nên thuê ngoài hay outsource/ khoán chi phí nào cho dịch vụ thuê ngoài.
Doanh thu theo Kế toán tài chính khác với theo Kế toán quản trị như thế nào?
Doanh số Kế toán quản trị khác với doanh số kế toán tài chính.
Cột A cách tính tương tự như cột C. Cột B, tương tự cột D và cột E.
Có thể thấy, việc tính doanh số theo góc độ kế toán quản trị có sự khác biệt so với kế toán tài chính. Nếu như theo đúng thông tư, kế toán tài chính tính doanh số theo hóa đơn. Đối với kế toán quản trị, doanh số được tính theo tư duy quản trị khác, ứng với hoạt động cốt lõi, đặc thù của doanh nghiệp đó là: Rebate tiền máy móc của nhà cung cấp và rebate hóa chất tiêu hao theo máy với nhà cung cấp.
Phần 3_Rút ra được bài học gì
Trong bài viết Cuối năm, nhìn người mà ngẫm chuyện mình: “Bận rộn để cảm giác bản thân có giá trị”. Mình đã có đề cập đến một triết lý: “The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others” – Chúng ta học và hiểu về bản thân mình, biết rằng mình có giá trị gì khi và chỉ khi chúng ta phục vụ người khác. Đúng vậy, hành trình thuyết phục đối tác theo Tử huyệt cảm xúc, cũng chính là hành trình để bản thân mình tự khai phá tử huyệt cảm xúc của bản thân mình.
Các đối tác- chuyên gia chuyển đổi số nội bộ, đặc biệt có tử huyệt về tình yêu và sự tự thể hiện. Đó cũng là một điều tốt với bản thân mình, người luôn muốn học hỏi và phát triển bản thân.
Đây là một cuốn sách viết về 4 “điểm yếu chết người” trong tính cách của mỗi chúng ta. Tử Huyệt Cảm Xúc có thể giúp chúng ta đạt được hạnh phúc và thành công tột đỉnh, nhưng cũng có thể khiến chúng rơi vào bi kịch như Achilles!
Tử huyệt cảm xúc
Đây là cuốn sách mình khá tâm đắc. Thường thì khi nghiên cứu về một đề tài, câu hỏi gì, mình luôn muốn khái quát, tìm đến cốt lõi, căn nguyên vấn đề. Hiểu về bản chất để có thể giải quyết các tình huống một cách linh hoạt.
Về vấn đề thuyết phục đối tác, có rất nhiều tựa sách nổi tiếng như: Đắc Nhân Tâm, Nghệ thuật nói chuyện trước đám đông, Nghệ thuật bán hàng…Nhưng với bản thân mình, Tử huyệt cảm xúc đề cập vấn đề một cách ngắn gọn, đi vào trọng tâm.