Bảo hành phần mềm cho khách hàng là công ty trên sàn chứng khoán?

Phần 1- Phần mềm kế toán quản trị đối với khách hàng là một công ty public có những điểm gì đặc biệt ?

Mình xin liệt kê một vài điểm như sau:

  1. Các công ty đã public chịu áp lực về deadline đối với việc công bố báo cáo tài chính, báo cáo quản trị định kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Ví dụ: công ty chốt số liệu vào ngày 1 đầu tháng, xử lý và kiểm toán số liệu trong 2 ngày, ngày 4 thực hiện tính toán và báo cáo.
  2. Chất lượng số liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo quản trị được kiểm toán qua nhiều khâu: kiểm toán nội bộ đến kiểm toán viên của các bên thứ 3.
  3. Dĩ nhiên về cơ sở dữ liệu, hạ tầng hệ thống phần mềm sẽ phức tạp và chuẩn chỉnh hơn so với các công ty tnhh hay các công ty tư nhân khác. Đặc biệt, với các công ty có cổ đông là các tập đoàn nước ngoài, việc sử dụng các hệ thống phần mềm phổ biến như SAP, Oracle, Salesforce là cực kỳ phổ biến. Do đó, việc kết nối các hệ thống phần mềm với nhau là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với người quản trị hệ thống phần mềm.
usman-yousaf-8dvyPDYa35Q-unsplash

Phần 2 – Các lỗi phần mềm thông thường ?

Vấn đề phát sinh đối với phần mềm kế toán quản trị cho các doanh nghiệp trên sàn cũng xoay quanh 3 điểm trên mà thôi:

  1. Vì báo cáo tài chính là kết quả cuối cùng của một doanh nghiệp public ra ngoài. Trong quá trình xử lý số liệu, kiểm toán và chạy tính năng để ra báo cáo có lỗi phát sinh, nhà cung cấp phần mềm kế toán quản trị phối hợp với công ty để khắc phục nhưng vẫn không kịp deadline. Việc phát sinh lỗi nếu xảy ra thường xuyên hàng tháng thì đó chính là lỗi hệ thống.
  2. Việc dữ liệu không đồng nhất khi kế thừa và các hệ thống phần mềm giao tiếp với nhau: ví dụ giữa phần mềm quản lý sản xuất và phần mềm kế toán; giữa phần mềm quản lý nhân sự, chấm công và kế toán lương. Dữ liệu sai thì dĩ nhiên báo cáo sẽ sai.
  3. Tiếp theo là về cơ chế đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống. Đây không chỉ là vấn đề về mặt công nghệ mà còn phụ thuộc vào quy trình, con người. Ví dụ: hai hệ thống ERP và kế toán quản trị có cơ chế đồng bộ dữ liệu định kỳ 5 phút một lần. Hệ thống ERP là bên truyền, Kế toán là bên nhận. Việc nhận dữ liệu được xây dựng trên cơ chế chỉ nhận mới. Tuy nhiên, về mặt người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm ERP lại có những điều chỉnh dữ liệu đã đồng bộ, quy trình không có quy định, ràng buộc về việc khóa dữ liệu thì rõ ràng công nghệ không phải là lỗi dẫn đến sự bất đồng bộ về dữ liệu.

Phần 3- Case study áp dụng với nghị định 15/2022/NĐ-CP và thông tư 80/2021/TT-BTC về điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với một số nhóm ngành

Như mọi người gần đây cũng đã biết, chính phủ gần đây đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế GTGT đầu ra đối với một số nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó là thông tư 80 hướng dẫn kê khai thuế theo quy định.

Đây là những điều chỉnh nằm trong chính sách tài khóa của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân phục hồi sau đại dịch.

images

Tham khảo bài viết trên blog Chàng ngốc già để có những góc nhìn về những ảnh hưởng của chính sách tài khóa này, cả về những điểm tích cực và những rủi ro tiềm ẩn:

https://www.changngocgia.com/2022/02/hieu-qua-cua-giam-thue-gtgt-2.html

 Gần đây, liên quan đến vấn đề này. Các khách hàng mình chăm sóc có nhu cầu điều chỉnh lại phần kê khai danh mục thuế GTGT đầu ra cho phù hợp với nghị định 15 cũng như yêu cầu Bravo hỗ trợ việc lên bảng kê theo dõi và điều chỉnh báo cáo trên phần mềm tương ứng với hướng dẫn kê khai thuế. Đây là một công việc nằm trong phạm vi bảo hành bảo trì phần mềm Bravo

 

Việc điều chỉnh biểu thuế trên phần mềm Bravo có thể được thực hiện với sự hướng dẫn-hỗ trợ của bộ phận bảo hành phần mềm Bravo:

1
  • Danh mục thuế GTGT –
3

          Cập nhật, điều chỉnh biểu thuế –

Chi tiết các nội dung nằm trong phạm vi bảo hành, mọi người có thể tham khảo thêm tài liệu ở đây: