Chuỗi cung ứng tài chính cho doanh nghiệp bất động sản

Tổng quan- Chuỗi cung ứng tài chính và các scandal gần đây của ngân hàng
chuỗi cung ứng tài chính

Trong bức tranh vĩ mô, các đối tượng trong một quốc gia bao gồm có: Người tiêu dùng; Doanh nghiệp; chính phủ và Các đối tượng bên ngoài lãnh thổ. Các đối tượng này sẽ trực tiếp tác động đến thị trường Tư liệu sản xuất; Hàng Hóa và Tài chính. Lấy hàng hóa bất động sản làm trung tâm, chúng ta có thể thấy được:

GDP (ngành bđs) = Tiêu dùng trong nước của cá nhân + Tiêu dùng của chính phủ + Đầu tư của Doanh nghiệp + Xuất khẩu (có thể xem là nguồn FDI đầu tư vào BĐS Việt Nam)- Nhập khẩu (nhập khẩu có thể xem bằng 0).

Một số thông tin thị trường gần đây.

Sau đây chúng ta cùng đi vào từng khối trong bức tranh tổng thể của chuỗi cung ứng tài chính bất động sản.

Thượng nguồn–Hoạch định nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp BĐS

Mình đã có 1 bài viết chia sẻ về quy trình Quản lý nguồn lực trong 1 doanh nghiệp sản xuất: Bài toán MRP và quản lý nguồn lực: Nhân sự; Máy móc.

Với nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản ta cũng có thể quản lý tương tự. Dự phóng dòng tiền dương, âm theo các khoản mục dòng tiền. Sau đây là một số mẫu báo cáo theo dõi kế hoạch dòng tiền trong một doanh nghiệp về Bất động sản.

Một số mục dòng tiền:

  • Tồn quỹ đầu kỳ.
  • Luân chuyển tiền thuần trong kỳ:
    • Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD
      • Thu tiền Bán nhà Khách lẻ
        • Thu tiền bán nhà dự án Bravo
        • Thu tiền bán căn hộ chung cư
        • Thu tiền đặt cọc, đặt chỗ, giữ quyền ưu tiên
        • Thu hoạt động chuyển nhượng bất động sản khác
      • Thu tiền Bán nhà Khách sỉ
        • Thu tiền bán nhà dự án Bravo
        • Thu tiền bán căn hộ chung cư
        • Thu tiền đặt cọc, đặt chỗ, giữ quyền ưu tiên
        • Thu hoạt động chuyển nhượng bất động sản khác
      • Thu hộ KH tiền Bán nhà
        • Thu hộ tiền bán nhà
        • Thu lại tiền chi phí chuyển nhượng
      • Thu bán hàng, dịch vụ khác
      • Thu tiền Quỹ Bảo Trì
      • Thu phí quản lý
      • Thu tiền ký quỹ, đặt cọc
      • Thu hoàn ứng
      • Thu ngoài khác
        • Thu hợp đồng
        • Thu tiền khác (thu điện, nước,…)
      • Thu tiền làm sổ cho khách hàng
      • Thu tiền phạt chậm thanh toán khách hàng
      • Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng khách hàng
      • Thu khác-Thu chi hộ (tiền bảo hiểm,…..)
    • Dòng tiền chi từ hoạt động SXKD
      • Chi dự án
      • Chi liên quan tiền sử dụng đất
      • Chi trả công nợ nhà thầu
        • Chi phí thi công xây dựng
        • Chi phí hạ tầng, giao thông,…
        • Chi phí tiện ích, cảnh quan …
        • Chi phí quản lý, giám sát tư vấn, bảo hiểm,…
        • Chi phí xây dựng & trang trí nhà mẫu
        • Chi phí xây dựng khác
      • …………………….

Và ly ty những đầu mục chi tiết khác nữa, chưa kể là còn có:

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ và HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.

Tất cả sẽ được 1 bức tranh chi tiết với không dưới 300 dòng excel; tương ứng với 300 chỉ tiêu Dòng tiền mà cần theo dõi đối với một dự án đầu tư bất động sản.

Để làm được việc này, không phải chỉ cần chức năng Quản lý ngân sách thông thường như trên phần mềm Kế toán Misa Amis; mà cần có quản lý được Ngân sách dự án (F/S) đi liên với quản lý tiến độ theo từng hạng mục công việc của dự án: Từ pháp lý; Thiết kế-Thẩm định Bản vẽ Xây dựng đến Mở thầu và lựa chọn nhà thầu đến Thực hiện triển khai tiến độ xây dựng cơ bản; hoàn thiện và cảnh quan công trình. Song song với đó là các công việc Marketing và Bán hàng. Cùng xem thêm bài viết về phần mềm ERP doanh nghiệp BĐS để biết thêm chi tiết.

Trung nguồn –Công ty quản lý quỹ

Như đã trình bày ở phần 1 và phần 2; BĐS là chủ thể, là đối tượng trung tâm trong chuỗi cung ứng tài chính. Và Trái phiếu nổi lên gần đây như là một kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp BĐS. Sau đây mình sẽ mô tả chi tiết hơn, cách mà các công ty BĐS phân phối trái phiếu đến tay nhà đầu tư: cá nhân và cả tổ chức thông qua công ty chứng khoán; ngân hàng; công ty quản lý quỹ.

1.BĐS –> Công ty BĐS –>Trái Phiếu –> Công ty chứng khoán–> Ngân hàng–>Nhà đầu tư cá nhân

                                                        (Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành)   (Đầu tư+môi giới)

2.BĐS–>Công ty BĐS–>Trái Phiếu–>Công ty chứng khoán–>Qũy đầu tư –>Bán CCQ cho NĐTCN

                                                          (Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành)   (Đầu tư)

3.BĐS–>Công ty BĐS–>Trái Phiếu–>Công ty chứng khoán–>Công ty QLQ–>Nhà đầu tư Uỷ thác

                                                       (Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành)   (Uỷ thác đầu tư)

Sau đây mình sẽ tập trung vào trường hợp số 2. Qũy đầu tư phát hành CCQ để lấy tiền đi đầu tư trái phiếu như thế nào. Trường hợp số 3 thì mình đã có bài viết mô tả ở đây: Công ty quản lý quỹ. Trường hợp số 1 thì qua case SCB và Chứng khoán Tân Việt thì đã quá nổi tiếng rồi.

Tổng quan:

Hoạt động quỹ mở bao gồm 2 mảng chính. Thứ nhất là hoạt động huy động vốn nhà đầu tư thông qua chứng chỉ quỹ. Thứ 2 là hoạt động đầu tư. Đối với Phát hành lại chia làm 2 dạng: phát hành lần đầu và phát hành lần tiếp theo (n lần cũng quy về lần tiếp theo luôn). Kết quả chốt ngoài, phát sinh theo từng đại lý phân phối, sau đó import kết quả vào phần mềm.

quy trình quản lý quỹ mở

Căn cứ trên quy trình vận hành thực tế của khách hàng, Bravo sẽ tiến hành phân quyền và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp – Đây chính là ý nghĩa của việc hiệu chỉnh, chứ không phải hiệu chỉnh là viết lại phần mềm từ đầu.

1.      Cụ thể đi vào phần Khai báo bút toán giao dịch chứng chỉ quỹ.

Chúng ta sẽ khai báo giao dịch có tài khoản nợ có tương ứng. Có ba nhóm nghiệp vụ chính: Phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu; phát hành chứng chỉ quỹ lần tiếp theo và Thực hiện quyền. Trong mỗi nhóm nghiệp vụ, ta sẽ khai báo các giao dịch chi tiết để phần mềm hỗ trợ chức năng hạch toán tự động. Với dữ liệu đầu vào có thể được nhận bằng hình thức kết nối với phần mềm quản lý giao dịch. Đầu ra là các chứng từ kế toán hạch toán tự động.

Khai báo bút toán giao dịch chứng chỉ quỹ

Khai báo bút toán giao dịch chứng chỉ quỹ

Danh sách chuyển tiền vào tài khoản lần đầu

Danh sách chuyển tiền vào tài khoản lần đầu

Chức năng hạch toán tự động

Chức năng hạch toán tự động

Đi vào quy trình: Phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu. Đầu tiên thì nhà đầu tư sẽ mở tài khoản giao dịch tại đại lý phân phối, thông tin nhà đầu tư sẽ được thể hiện trong danh mục tài khoản nhà đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch đầu tiên là nộp tiền vào tài khoản của Qũy Mở tại ngân hàng giám sát. Ngân hàng giám sát xác nhận thì danh sách nhà đầu tư chuyển tiền sẽ được thể hiện ở danh sách nhà đầu tư chuyển tiền mua chứng chỉ quỹ. Sau đó, nhà đầu tư thực hiện lệnh mua chứng chỉ quỹ lần đầu, nếu hợp lệ thì giao dịch sẽ thể hiện trên danh sách đặt mua chứng chỉ quỹ lần đầu. Qũy tiến hành phân bổ chứng chỉ quỹ dựa trên lệnh đặt mua của nhà đầu tư. Tự động các hạch toán đã khai báo như: chuyển tiền về tài khoản hoạt động; hạch toán ghi nhận góp vốn lần đầu; hạch toán ghi nhận các chi phí phát hành của công ty quỹ và đại lý phân phối. Đối với lệnh không hợp lệ, quỹ tiến hành hoàn tiền cho nhà đầu tư, thể hiện trong danh sách hoàn tiền nhà đầu tư, đồng thời có thể có một số hạch toán đi kèm, ví dụ: tính lãi dựa trên số tiền nhà đầu tư; thuế thu nhập cá nhân trên tiền lãi.

Sơ đồ quy trình giao dịch chứng chỉ quỹ lần đầu

Sơ đồ quy trình giao dịch chứng chỉ quỹ lần đầu

Sơ đồ quy trình giao dịch chứng chỉ quỹ lần tiếp theo

Sơ đồ quy trình giao dịch chứng chỉ quỹ lần tiếp theo

Tạm ngưng một lát để Q&A các nội dung này trước nhé.

Câu hỏi: Tài khoản 114, 115 theo dõi chi tiết theo đối tượng được không ?

Trả lời: Theo nhu cầu, theo dõi được; bản chất cũng như công nợ, có thể khai báo để theo dõi chi tiết theo đối tượng, nhà đầu tư nào, số dư bao nhiêu; số tiền bao nhiêu.

Câu hỏi: Khi phát sinh tiền của nhà đầu tư nộp vào tài khoản của Ngân hàng giám sát, khi đó, xử lý trên phần mềm Bravo như thế nào?

Trả lời: Khách hàng phải tự chuẩn bị Danh sách nhà đầu tư chuyển tiền lần đầu theo template của Bravo, sau đó import danh sách này vào phần mềm Bravo; Bravo đã khai báo chức năng hạch toán sẵn à tự động tạo chứng từ hạch toán kế toán. (nợ 114- có 336). Sau đó, đã xét duyệt và chờ phân bổ, thì tiến hành hạch toán tiếp theo. Nợ 115- Có 114, chuyển tài khoản phong tỏa.

Câu hỏi: Nhà đầu tư sau khi mua xong, 3 hoặc 6 tháng sau, nhà đầu tư có nhu cầu bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty, trên phần mềm xử lý như thế nào?

Trả lời: Nằm trong phần Chuyển quyền sở hữu, ghi nhận nhà đầu tư bán lại cho công ty quỹ hoặc nhà đầu tư mua bán với nhau. Làm phát sinh phí mua lại; thuế hoặc thay đổi số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành. Về phần tính phí thì trên phần mềm có chức năng tính phí, nên khách hàng cứ chạy chức năng tính phí tự động là được, dĩ nhiên là trước đó, Bravo phải khai báo trong phần danh mục và công thức tính phí trước. Ngoài ra, số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành còn liên quan đến phần tính NAV nữa.

  • Mời mọi người cùng xem qua bảng kê kết quả giao dịch chứng chỉ quỹ ở đây. Số chứng chỉ quỹ mua; bán; phí đi kèm theo từng tài khoản nhà đầu tư. Hạch toán bút toán phát hành lần tiếp theo cũng tương tự, được hạch toán tự động.
Danh sách phân bổ chứng chỉ quỹ lần đầu

Danh sách phân bổ chứng chỉ quỹ lần đầu

  • Tiếp theo về chuyển quyền sở hữu: trên phần mềm Bravo cập nhật kết quả chuyển quyền sở hữu có bên chuyển quyền và bên nhận.
Danh sách giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng chỉ quỹ

Danh sách giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng chỉ quỹ

  • Thực hiện quyền là chức năng để tính và phân bổ về cổ tức. Sau khi nhận các thông báo về quyền, có thể là nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng chứng chỉ quỹ hoặc cả hai. Phần mềm dựa vào thông báo và tỷ lệ thuế để tính tự động theo lệnh của kế toán. Tất cả đều được hạch toán tự động.
Danh sách các nhà đầu tư nhận cổ tức bằng tiền mặt

Danh sách các nhà đầu tư nhận cổ tức bằng tiền mặt

2.Nguồn vốn hình thành từ các lần phát hành chứng chỉ quỹ sẽ được phân bổ để đi đầu tư.

Đầu tư thì sẽ có các loại tài sản đầu tư: Cổ phiếu; trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Phát sinh giao dịch kế toán hoạt động đầu tư, sẽ có những phiếu chứng từ ghi nhận lại là: Phiếu nhập mua; Phiếu xuất bán các khoản đầu tư. Mua cổ phiếu thì ghi nhận là mua trên sàn nào; theo số lượng, giá trị giao dịch bao nhiêu; Trái phiếu cũng tương tự. Đối với giao dịch đầu tư; nếu có kết nối với phần mềm quản lý core giao dịch qua API/ Data trung gian thì Bravo sẽ triển khai bổ sung. Còn không thì kết quả giao dịch từ công ty chứng khoán mail cho công ty quỹ qua bảng kê; import vào phần mềm Bravo để tạo chứng từ hạch toán ghi nhận lại. Cuối cùng, giá trị thị trường của các khoản đầu tư sẽ được đánh giá lại để lên NAV. Phản ánh được số lượng CCQ và giá trị NAV các nhà đầu tư đang nắm giữ.

  • Ví dụ đi chi tiết với nghiệp vụ của hợp đồng tiền gửi/ chứng chỉ tiền gửi, cần ghi nhận thông tin: ngày gửi, số tiền, kỳ hạn, lãi suất, ngày hiệu lực, những thông tin này để kế thừa kế toán tự động tính lãi dự thu. Đối với hợp đồng tiền gửi thì thường có trường hợp tái tục, phần mềm có chức năng tái tục hay tất toán. Để nếu tái tục thì tiếp tục gia hạn hợp đồng. Tât toán thì sẽ có chức năng kiểm kê theo ngày đáo hạn, sinh ra phiếu báo cáo, chứng từ sinh ra ở trạng thái chờ duyệt.
Danh sách hợp đồng tiền gửi theo dõi

Danh sách hợp đồng tiền gửi theo dõi

Chi tiết thông tin hợp đồng tiền gửi

Chi tiết thông tin hợp đồng tiền gửi

  • Đối với Trái phiếu thì khai báo trong danh mục đầu tư. Trái phiếu khai báo các thông tin như đơn vị phát hành, lãi suất coupon, kỳ. Những thông tin này để tính dự thu trái phiếu.
Danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư

Chi tiết thông tin trái phiếu

Chi tiết thông tin trái phiếu

  • Cổ phiếu: bảng giá hiện tại đang dùng chức năng là import bảng giá chứng khoán.

Câu hỏi: Muốn kiểm tra số lượng chứng chỉ quỹ nhà đầu tư đang nắm giữ là xem ở đâu.

Trả lời: Xem báo cáo tổng hợp nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ (số 6); xem đến ngày; group theo từng đại lý phân phối và chi tiết từng nhà đầu tư trong đại lý đó; ngoài ra có các thông tin khác; số lượng ccq; lãi dự thu; chi phí và NAV cuối ngày.

Câu hỏi: Chức năng tính NAV hoạt động như thế nào.?

3.Chức năng tính NAV:

Trước tiên cùng xem qua quy trình tính NAV. 4 chức năng hạch toán ban đầu phục vụ các nghiệp vụ giao dịch chứng chỉ quỹ. Tính giá vốn chứng khoán: mục đích để xác định lãi lỗ các giao dịch đầu tư chứng khoán trong ngày và Đánh giá lại các khoản đầu tư theo giá đóng cửa mỗi ngày.

Quy trình tính NAV

Quy trình tính NAV

Đối với danh mục đầu tư có trái phiếu, thì sẽ có tính dự thu trái phiếu liên quan. Tương tự cho lãi tiền gửi.

Về phần chi phí, có 4 loại hoạch toán chi phí: phí cố định; phí theo NAV; cắt phí theo tháng; quỹ.

Những phí nào hạch toán theo ngày; phí nào hạch toán theo tháng; phí nào hạch toán theo quý sẽ được khai báo trước.

Tổng hợp tất cả các khoản dự thu và phí và tài sản đánh giá để tính ra NAV của quỹ theo ngày.

Xem báo cáo NAV theo ngày hoặc theo kỳ.

Xem báo cáo NAV theo ngày hoặc theo kỳ.

Xem báo cáo NAV theo ngày hoặc theo kỳ.
4. Chức năng tính Phí trên Bravo.

Khai báo chức năng tính phí trên Bravo có thể hỗ trợ tính phí dựa trên công thức khai báo.

Chức năng quản lý chi phí

Chức năng quản lý chi phí

Danh mục phí

Danh mục phí

Chức năng hạch toán phí

Chức năng hạch toán phí

Câu hỏi: Báo cáo NAV là tính theo ngày, tuần hay tháng hay quý.

Trả lời: NAV bắt buộc phải tính theo ngày, để còn căn cứ chuyển nhượng nhà đầu tư, để tính giá trị chuyển nhượng.

5. Báo cáo.

Báo cáo Qũy Mở bao gồm 2 bộ báo cáo theo quy định nhà nước, cần làm hàng tháng; báo cáo tài chính theo thông tư 198 và báo cáo quản trị theo thông tư 98.

Ví dụ: xem báo cáo tài sản theo thông tư 98; mẫu in theo mẫu chuẩn, ngoài ra Bravo có thể tích hợp logo của quỹ.

Ngoài ra báo cáo quản trị nội bộ, Bravo sẽ thiết kế thêm theo mẫu đặc thù của công ty mình.

Báo cáo tài sản theo thông tư 98

Báo cáo tài sản theo thông tư 98

Câu hỏi: Phần mềm quản lý quỹ mở và phần mềm quản lý quỹ có tích hợp được với nhau hay không?

Trả lời: Sẽ là hai icon trên màn hình làm việc, tuy nhiên sẽ có những thông tin từ quỹ mở, bên bản phần mềm quản lý quỹ sẽ lấy dữ liệu để lên báo cáo tổng hợp quỹ. Hai bản phần mềm là hai database. Bởi vì 2 bản theo 2 thông tư khác nhau, quản lý quỹ là theo thông tư 125; quỹ mở theo thông tư 198. Danh mục tài khoản khác nhau nên không tích hợp vào được.

Câu hỏi: Phân quyền trên phần mềm Bravo như thế nào?
Trả lời: Bravo sẽ phân quyền chức năng; và thiết kế layout cho từng nhóm user.

Khi có người dùng mới hoặc gán phân quyền, chỉ cần tạo tài khoản cho user và phân cho user vào quyền thuộc nhóm nào là được. Chức năng phân quyền này, Bravo sẽ đào tạo và bàn giao lại cho admin bên phía khách hàng.

Câu hỏi: Việc đối chiếu với ngân hàng giám sát và VSD thì như thế nào?

Trả lời: Bravo sẽ hỗ trợ những báo cáo để công ty đối soát chéo với ngân hàng giám sát; VSD.Một số báo cáo ví dụ như: Báo cáo thống kê giao dịch nhà đầu tư.

Câu hỏi: Nếu sau này mở các loại hình quỹ khác thì vẫn sử dụng phần mềm quỹ mở luôn hay phải mở phần mềm khác?

Trả lời: Về mặt kế toán, mỗi loại hình quỹ có một thông tư quản lý riêng. Qũy ủy thác là tt 125; Qũy mở thông tư 198. Trong trường hợp mở thêm 1 quỹ mở B khác thì chỉ cần mở thêm đơn vị cơ sở trên 1 phần mềm quỹ mở thôi. Vẫn là n quỹ mở trong 1 chương trình và phân quyền.

Đối với quỹ khác: quỹ ETF; Thành Viên; Unilink thì sẽ phải mở bản phần mềm khác.

Hạ nguồn –Thực trạng mua bán nợ ở Việt Nam.

Bất động sản đến tay người tiêu dùng cuối, thông qua thị trường sơ cấp và cả thứ cấp. Ngoài ra, liên quan đến thị trường tài chính phía cuối của chuỗi, đối với các khoản nợ xấu bất động sản của các cá nhân thường sử dụng phương thức thanh toán vay ngân hàng, thì có phát sinh thêm một thị trường nữa, đó là thị trường mua bán nợ. Trong thị trường mua bán nợ này, có sự xuất hiện của một loại hình doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, đó là các Công ty quản lý tài sản, mua bán nợ-VAMC. Theo Thời báo kinh tế sài gòn ở bài viết: https://thesaigontimes.vn/chi-4-cong-ty-quan-ly-no-cua-ngan-hang-thuc-su-van-hanh/. Hiện nay, VAMC (“Công ty Quản lý tài sản”) chưa thể xử lý nhanh nợ xấu theo cơ chế thị trường do thiếu pháp lý hay tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nhà đầu tư chuyên nghiệp, nguồn lực tài chính cũng hạn chế”, Bộ Tài chính cũng cho biết thêm: theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống ngân hàng so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư cuối 2019 là 4,43%, giảm so với mức 5,85% cuối năm 2018. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động mua bán nợ, Bộ Tài chính nêu ra ba nhiệm vụ trọng tâm gồm: Thúc đẩy phát triển các tổ chức mua bán nợ; Sửa đổi Luật dân sự phù hợp với vấn đề xử lý quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Nghiên cứu khả năng chứng khoán hoá nợ xấu. Tuy đây là thực trạng chưa tích cực, nhưng cũng là một tín hiệu tốt về một thị trường tiềm năng còn nhiều dư địa để phát triển.

Đính kèm ở đây là yêu cầu của một công ty mua bán nợ, để mọi người có thể hình dung được bộ máy tài chính-kế toán của công ty mua bán nợ hoạt động như thế nào.

Kết luận

Một bức tranh tổng quan về thị trường tài chính của mảng bất động sản dưới góc nhìn cá nhân:

Tổng quan về thị trường tài chính của mảng bất động sản

Tổng quan về thị trường tài chính của mảng bất động sản

Người tiêu dùng bỏ tiền ra mua nhà/ chung cư; Các công ty bất động sản mới lấy tiền đó đi thanh toán cho các nhà thầu; nhân sự; tổ đội để đổi lại tư liệu sản xuất: Đất đai; nhân công. Các nhà thầu lại lấy tiền đó lại đi phân phối lại, tạo ra giá trị thặng dư và đóng thuế cho nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, cấp vốn cho các công ty tiến hành triển khai dự án xây dựng, bất động sản.

Trong chuỗi trên, bắt đầu từ người tiêu dùng có bỏ tiền ra chi tiêu hay không. Và kết thúc bằng việc Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, thể hiện bằng mức lãi suất cao hay thấp.

Điểm sách: THE BIG SHORTS

Trong cuốn sách, xoay quanh là câu chuyện của 4 người đàn ông: Michael Burry; Jared Vennett; Mark Baum; Ben Rickert; và cách mà mỗi người đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản dưới chuẩn của Mỹ.

Đầu tiên là Michael Burry, anh đã đặt cược vào một loại Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), đơn giản là một loại bảo hiểm đặt cược cho thị trường bất động sản. Nếu các khoản chứng khoán hóa được đảm bảo bằng thế chấp (CDO / MBS) giảm, thì các bên cung cấp Bảo hiểm cho Michael Burry sẽ phải trả tiền cho anh theo tỷ lệ đặt cược.

Xuất phát từ các giao dịch của Michael Burry, các ngân hàng đầu tư đã chú ý đến anh và trong đó Jared Vennett, một nhân viên giao dịch của ngân hàng đầu tư đã chú ý đến anh và mượn ý tưởng của Michael Burry để thực hiện phi vụ làm giàu cho riêng mình, bằng cách môi giới các sản phẩm CDS. Và Jared đã tìm được Mark Baum, giám đốc một quỹ phòng hộ. Mark là một người có tầm nhìn đầu tư và trước một cơ hội đầu tư như vậy, Mark cùng các cộng sự đi tìm đến các nhà đầu tư bất động sản cá nhân để tìm hiểu thực trạng tình hình, nơi tận nguồn của các khoản vay dưới chuẩn. Thứ mà là phát sinh cho các khoản CDO/ MBS được xây dựng nhiều tầng của của công ty tài chính. Thực tế chứng kiến cảnh các người lao động bình thường cũng có thể dễ dàng sở hữu 3-4 bất động sản cùng lúc, cũng như được gặp giám đốc các quỹ hưu trí đầu tư vào MBS. Mark đã nhận thấy rõ sự sụp đổ trước mắt của thị trường này.

Bên cạnh đó, 2 chàng trai trẻ Charlie và Jamie, trong một lần tình cờ phát hiện tài liệu về CDS khi đến ngân hàng đầu tư ở Phố Wall, đã quyết định đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, vì thiếu vốn và kinh nghiệm, 2 chàng trai này đã nhờ đến Ben Rickert, một nhà giao dịch nổi tiếng về hưu và có quan hệ. Ben đã giúp 2 chàng trai trẻ này giao dịch thành công các hợp đồng CDS với ngân hàng đầu tư.

Tuy 4 nhân vật này, mỗi người là một câu chuyện về cách đánh cược với thị trường, nhưng ở họ có một điểm chung là nhận thấy sự mục nát của thị trường tài chính-bất động sản Mỹ. Vụ đặt cược của họ là để chống lại các định chế tài chính, các ngân hàng đầu tư, hay công ty Bảo Hiểm_AIG. Nhưng người thiệt hại nặng nhất là các tầng lớp cá nhân: người lao động, người nhập cư, các quỹ hưu trí. Họ sẽ chìm trong nợ nần, thất nghiệp, vô gia cư.

Đến năm 2008, bong bóng tài chính chính thức vỡ. Điều gì đến cũng sẽ đến, hàng loạt công ty tài chính, ngân hàng đầu tư phá sản.

Bốn nhân vật chính cuối cũng cũng đã thu về được khối tài sản đầu tư lợi suất 400-500%. Tuy nhiên, tâm trạng của mỗi người lại khác nhau. Michael lãi 2 tỷ 690 triệu USD, nhưng sau đó quyết định đóng quỹ đầu tư của mình. Mark cũng thu về khoản lợi 1 tỷ USD. Jared và Ben cũng thu về khoản lợi lớn. Nhưng cái giá phải trả của nền kinh tế Mỹ và thế giới là quá lớn:

5 nghìn tỷ USD từ quỹ lương hưu, bất động sản, tiết kiệm, trái phiếu đã bốc hơi. 8 triệu người mất việc ở Mỹ và hơn 6 triệu người mất nhà.

Một cuốn sách đã được chuyển thể thành phim, và có thể nói là kinh điển, kể về sự kiện sụp đổ của nền kinh tế Mỹ năm 2008. Xuất phát từ thị trường cho vay dưới chuẩn bất động sản Mỹ, lan rộng ra thị trường tài chính với các sản phẩm tài chính phức tạp: từ Bảo hiểm; CDO; Hợp đồng hoán đổi. Một bức tranh bao quát về chuỗi cung ứng tài chính. Cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm nhiều lần để rút ra bài học cho bản thân.

Mọi người cũng có thể xem phim để tăng độ hấp dẫn.

Link mua sách tham khảo tại đây