GÓC NHÌN CỦA BẢN THÂN VỀ QUẢN LÝ VS QUẢN TRỊ
Một trong những cái hay của việc đi bán phần mềm ERP đó là được nghe khách hàng chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến quản trị. Dĩ nhiên, không phải chia sẻ nào của đối tác cũng để lại ấn tượng cũng như phù hợp với bản thân mình để có thể cảm và học hỏi được.
Tuy nhiên, chia sẻ từ chủ một doanh nghiệp phân phối ô tô lớn làm mình học hỏi được nhiều điều.
Phần 1- Tâm đắc nhất sau lần được kiến tập này là: Tư duy khác nhau giữa người Quản lý và Nhà Quản trị?
Quản lý là quy trình:
1. Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu;
2. Tổ chức thực hiện;
3. Động viên-khích lệ đội ngũ;
4. Kiểm soát giám sát.
Sẽ rất phù hợp với quản lý cấp trung, nhân sự có kinh nghiệm làm nghề nhiều năm.
Quản trị là quy trình khác hẳn về tư duy và cách tiếp cận, mình cảm nhận được từ chia sẻ của “bác”:
1. Định vị: vị trí nào mà doanh nghiệp Hướng đến: thường sẽ là vị trí số 1; số 2 trên thị trường.
2. Xác định quy mô, hệ thống cần đạt tới để tương ứng với vị trí đã định vị.
3. Thu hút vốn, các nguồn lực để xây dựng quy mô; hệ thống ở bước 2
4. Tuyện dụng đúng đội ngũ nhân sự để giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu định vị ban đầu.
Phần 2- Vậy định vị và thực thi như thế nào ?
Ví dụ lấy một doanh nghiệp hình mẫu số 1 thị trường là Thaco để tham chiếu.
Quy mô, hệ thống:
- 165 điểm bán trải dài 63 tỉnh thành
- Mô hình quản trị theo cấp từ Khu vực đến tỉnh thành; trong mỗi tỉnh thành có nhiều showroom; đại lý. Trong sh yihohwroom thì lại chia ra các _đơn vị kinh doanh (amoeba)
- Sales (MD; Kia; Peu; BMW; Tải-Bus);
- Service (MD; Kia; Peu; BMW; Tải-Bus)
Nếu lấy quy mô, hệ thống của doanh nghiệp số 1 thị trường này là hình mẫu, nếu một doanh nghiệp mới muốn định vị mình là số 1 (nhưng ở thị trường xe ô tô điện). Thì câu chuyện về góc nhìn quản trị có thể sẽ là:
- Xác định quy mô, hệ thống
Ví dụ xác định Điểm khởi đầu:
- 4 điểm bán
- 5 điểm đối tác
Điểm hướng tới:
- Ví dụ tương đương: 165 điểm bán trải dài 63 tỉnh thành
- Tiếp theo nữa là: xây dựng bài toán tài chính, tổng mức đầu tư cũng như xây dựng phương án tài chính: vốn đầu tư và các nguồn lực để xây dựng quy mô; hệ thống ở bước 2.
- Tuyển dụng đúng đội ngũ nhân sự để giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu định vị ban đầu.
Chiến lược nhân sự có thể là thu hút nhân sự từ đơn vị hình mẫu qua để cùng xây dựng tầm nhìn cho một thị trường mới.
Nhân sự chính là chìa khóa cốt yếu để chủ doanh nghiệp thực hiện bức tranh, tầm nhìn đặt ra ban đầu là top 1, 2 thị trường. Vậy, hãy cùng nhìn nhận và phân tích thử xem dưới góc nhìn của 1 nhân sự làm việc cho một công ty top đầu thị trường trong 1 ngành thì sẽ có những lựa chọn về phát triển nghề nghiệp như thế nào.
Phần 3- Định vị chiến lược và cơ hội nào cho cả doanh nghiệp và nhân sự
Theo mô hình ma trận Ansoff, áp dụng để định hướng chiến lược sự nghiệp cho cá nhân thì sẽ có ba lựa chọn chính:
- Sản phẩm mới cho thị trường cũ
Nhân sự của công ty top 1 thị trường cũ-sản phẩm cũ à có thể chuyển dịch qua doanh nghiệp mới với định vị: top 1 trong thị trường cũ-sản phẩm mới.
Một số nhân sự ở Doanh nghiệp đầu ngành có thể chuyển qua doanh nghiệp ở câu chuyện để bắt đầu viết tiếp lên các trang sách trắng mới.
- Sản phẩm cũ cho thị trường mới
Bản thân mình đang thấy chiến lược này lại khả thi và ít rủi ro hơn.
Mở rộng ra các thị trường khác như: khu vực Đông Nam Á, Châu Âu và Mỹ chẳng hạn.
- Sản phẩm mới cho thị trường mới
Đây là một lựa chọn tương đối rủi ro. Dưới góc nhìn của mình thì thị trường là yếu tố cần nắm bắt đầu tiên. Sản phẩm có thể mới hoặc cũ.
Nắm được thị trường chính là chìa khóa.
Sẵn tiện đề cập đến vấn đề thị trường, mình muốn mô tả một chức năng, phần mềm mà sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tương tác, thu thập cũng như qua đó, trực tiếp có được những chân dung, hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Đó chính là: App mobile cho khách hàng.
Phần 4- Xây dựng App mobile cho khách hàng ngành Ô tô.
Bước 1: Thu thập yêu cầu người dùng và các giải pháp thực tế trên thị trường.
Mục tiêu: Xây dựng hệ sinh thái trạm sạc xe điện.
- Trạm sạc dành cho các dòng xe điện (cao cấp) trên các địa điểm lắp đặt trạm sạc điện (trạm xăng truyền thống, showroom ô tô, khu dân cư,…
- Các trạm sạc là trung tâm một hệ sinh thái nhiều dịch vụ khác nhau (Cafe, ăn uống, mua sắm…)
mà khách có thể tiêu dùng khi đợi sạc. - Định vị số 2 sau Vinfast.
Yêu cầu: Xây dựng ứng dụng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của đối tác bao gồm:
- Ứng dụng (Webapp/Mobile App) cho người đầu tư trạm sạc (Theo dõi doanh thu và tình trạng hệ thống)
- Ứng dụng (Webapp/Mobile App/MiniApp) dùng cho khách hàng cuối sử dụng dịch vụ
- Ứng dụng (Web App) giúp Doanh nghiệp trong câu chuyện quản trị và vận hành hệ thống
- Hệ thống IoT hỗ trợ bổ sung tính năng.
Chi tiết hơn:
Ứng dụng cho khách hàng cuối:
- Hỗ trợ mua thẻ trả trước để sử dụng trạm sạc (Tích hợp các nền tảng thanh toán phổ biến như Momo, Zalo Pay, VNPay)
- Tìm vị trí trạm sạc (Tích hợp với Vietmap)
- Theo dõi quá trình sạc thời gian thực.
- Tiếp cận các ưu đãi của các thương hiệu liên kết trong hệ sinh thái. (Voucher giảm giá, chương trình khuyến mãi)
- Các tính năng chung: Quản lý lịch sử sạc, số dư tài khoản, nhận thông báo, cấu hình…
Ứng dụng cho nhà đầu tư trạm sạc:
- Theo dõi doanh số trực tiếp và lịch sử trên các dashboard
- Quản lý tài chính cho danh mục đầu tư. Theo dõi tiền điện phải trả, tiền thu được, lãi suất.
- Theo dõi nhắc nhở lịch bảo hành bảo trì thiết bị.
- Xem Camera giám sát trạm và tình trạng trạm.
Web-App quản trị – vận hành hệ thống:
- Quản lý dữ liệu User (Thông tin, tài khoản, thẻ…)
- Quản lý dữ liệu Trạm sạc (Vị trí, trạng thái, cổng….)
- Dashboard hiển thị tình trạng hệ thống.
- Các báo cáo tài chính (xuất hoá đơn…)
- Quản lý dữ các hệ thống IoT (Tình trạng, đóng mở từ xa)
Hệ thống bổ sung các tính năng cho trạm sạc:
- Hệ thống khóa bánh xe. (Xe đỗ quá thời gian quy định cần trả thêm tiền).
- Hệ thống chặn xe vào sạc (Ưu tiên cho người đặt trước vị trí)
- Các camera quan sát
Bước 2: Phác thảo ý tưởng và UI/UX.
Việc phát thảo ý tưởng ứng dụng được mình phân tích dựa trên giải pháp đã public của một số đơn vị khác, cụ thể ở đây là ứng dụng Vinfast-Escooter.
Để từ đó mình làm thành một ý tưởng UI/UX cho ứng dụng cho khách hàng. Cực kỳ cám ơn bạn designer đã support mình trong job này để có được những template đẹp lung linh như sau:
Bước 3: Phân tích tính khả thi về mặt công nghệ, hệ thống và dữ liệu.
Một số bài toán về mặt công nghệ, kết nối dữ liệu cần giải quyết như sau:
- Kết nối truyền nhận dữ liệu trạm sạc với hệ thống phần mềm quản lý.
- Kết nối truyền nhận thông tin thanh toán bằng ví điện tử với hệ thống phần mềm quản lý.
Bước 4: Xây dựng đề xuất giải pháp, chi phí, tiến độ triển khai dự kiến.
Cuối cùng là bước trình bày và phân tích các yếu tố liên quan đến chi phí, tiến độ triển khai dự kiến cho khách hàng. Mọi người có thể tham khảo một video về App mobile ứng dụng cho Nhân viên kinh doanh ở đây để hình dung phần nào giao diện phần mềm, cũng như năng lực và khả năng cung cấp của Bravo.
Liên quan đến vấn đề chi phí.
Căn cứ trên kinh nghiệm Bravo làm việc trực tiếp với một số chủ doanh nghiệp. Các câu hỏi có thể cần xem xét trong quá trình này. Mọi người có thể liên hệ thêm với mình để trao đổi thêm nhé.