LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỰ TIN ĐI GẶP KHÁCH HÀNG
Đặt vấn đề
Bản thân mình là sales phần mềm ERP, đối tượng khách hàng nhắm đến là các doanh nghiệp vừa và lớn. Đối với mình, luôn luôn có một trở ngại về mặt tâm lý đó là: làm sao để đủ tự tin nói chuyện với các cấp quản lý của khách hàng đây, trong khi mình chỉ là một nhân viên.
Việc này, tạo cho mình một trở ngại rất lớn khi mà các khách hàng của mình ký được toàn là những giá trị hợp đồng nhỏ. Gặp khách hàng giá trị lớn, liên phòng ban thì mình lại bí và thất bại toàn tập.
Sau đây là 3 luồng suy nghĩ trong đầu mình:
- Thứ nhất: bản thân mình phải có một chức danh tương xứng gì đó thì mới bán được hàng chăng. Ví dụ muốn bán cho giám đốc thì mình cũng phải là cấp quản lý, giám đốc gì đó. Nhưng mà quay lại bài toán con gà, quả trứng, không đạt doanh số cao thì làm sao lên chức quản lý. Thực ra, để nâng cao vị trí của mình khi đi gặp khách hàng, có nhiều cách, không nhất thiết là phải được thăng chức. Một trong số những cách mình nghĩ ra đó là: đầu tiên phải tự chủ trong việc đi khách hàng, đóng vai trò là cầu nối dẫn dắt khách hàng và kỹ thuật tư vấn, có thể cho các bạn mới cùng join chung để nâng cao quan điểm và vị thế của cá nhân.
- Giải pháp thứ 2 mình thử đưa ra là hay mình thử mở một công ty, đứng tên giám đốc, vận hành công ty vào ban đêm và ban ngày thì đi bán phần mềm ERP tiếp tục. Lấy cái danh của công việc ban đêm để tạo ra tự tin, biết đâu công việc sẽ khá hơn. Tuy nhiên, thời gian và sức lực đã dành hết cho việc ban ngày, cộng thêm công việc gia đình sau giờ làm, chơi với con là đã hết giờ rồi. Phương án số 2 này cũng rất khó. Tuy nhiên, mình nghĩ, thay vì là mở công ty riêng, mình có thể làm “doanh nhân part time”, đầu tư tài chính có thể phù hợp. Một chiến lược mình có thể nghĩ ra đó là: chia các suất đầu tư thành 50 triệu. Ví dụ, đặt ra mục tiêu, mỗi năm sẽ đầu tư tài chính một dự án gì đó với suất đầu tư tối thiểu là 50 triệu. Có thể là năm này thì đầu tư cổ phiếu; năm sau thì đầu tư vào vàng; năm sau nữa thì đầu tư vào thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai…..Nói chung là đầu tư cũng là một cách để tăng vị thế, tự tin và trải nghiệm của bản thân.
Phương án thứ 3 mình nghĩ là khá khả thi, xuất phát từ thực tế đi làm của mình. Hơi dài một xíu, nhưng mình phải dẫn dắt câu chuyện để mọi người hiểu.
+ Sếp phòng sales thì chốt số ầm ầm, còn nhân viên bên dưới thì èo ọp, ra vô như cơm bữa. Đặc biệt là tình trạng khách hàng ai nấy giữ, không có chiến lược hay định hướng gì cả. Tựu chung lại là thiếu liên kết nội bộ sales luôn. Sales mang tính cá nhân, của ai người đó xử. Kể cả khác business line với nhau. Và gần như là phải tự chủ động tìm kiếm về khách hàng, làm theo kinh nghiệm bản thân.
+ Đặt biệt là về mặt công cụ hỗ trợ sales liên hệ làm việc với các phòng ban khác. Quy trình thì rối mù, công việc thì thắt cổ chai. Lúc thì rảnh ngồi đuổi ruồi, lúc thì công việc tới lại bị delay, có hối cũng không ai hỗ trợ. Nào là kỹ thuật, nào là tư vấn; nào là kế toán; nào là triển khai; nào là giao hàng.
Làm đúng ngay từ đầu
Do đó, mình nghĩ là: làm lớn không bằng làm nhỏ nhưng làm đúng tư duy và giải quyết được vấn đề. Thay vì đợi lên chức quản lý/giám đốc để bán được ERP giá trị tiền tỷ. Hay mở một công ty khác rồi làm giám đốc part-time, thời gian còn lại đi bán ERP à Thì hãy có những đề xuất và làm việc khác đi, làm theo tư duy bài bản có quy trình, mục đích cuối cùng là hãy giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp của mình trước, lấy đó làm tự tin để đi nói chuyện với khách hàng.
Giải pháp thứ 3 này khó không? Khó chứ_ độ khó nhiều khi tương đương với 2 giải pháp phía trên đó. Nhưng khả thi hơn, ít rủi ro hơn 2 phương án trên rất nhiều.
Cuối cùng, nhìn lại vấn đề bản thân mình đang gặp phải, hóa ra đó chính là: “Làm vua nước nhỏ hay làm lính nước lớn?”
Câu trả lời của mình lựa chọn theo phương án số 3 đó là: Làm lính cũng được, làm vua nước nhỏ cũng được, nhưng phải làm với tư duy đúng và nhất quán, tư duy phải giải quyết 3 vấn đề cốt lõi của công ty lớn còn tồn đọng:
- Thiếu liên kết giữa các phòng ban tác chiến trực tiếp khách hàng, đó là là Marketing và Sales.
- Thiếu liên kết trong nội bộ từng phòng ban, đặc biệt là Sales.
- Thiếu liên kết giữa các phòng ban Front-vs-Back: nút thắt cổ chai ở Sales đẩy qua cho Kỹ thuật; Kế toán.
Và sau đây là tư duy giải pháp của mình: “3 câu hỏi HỘI THOẠI CHIẾN LƯỢC” áp dụng cho Chiến dịch tấn công ngành thủy sản.
Phần 1- Phân tích thị trường và chuẩn bị tài liệu.
1. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
2. Tạo danh sách khách hàng tiềm năng trên thị trường: Craw danh sách khách hàng ngành thủy sản.
Phần 2- Ba mũi giáp công: ADS/ SEO/ Offline.
Với nguồn lực cá nhân trước. Vì giả định là bạn là nhân viên, chưa có các nhân viên sales nội bộ khác cùng tham gia và sếp của bạn cũng không có chỉ đạo hay chiến lược gì. Vậy thì, trước tiên, bản thân của bạn phải thành công trước ở một thị trường: tỉnh/ vùng nào đó trước. Bạn mới lấy đó làm bằng chứng để chỉ ra rằng: “Đây là kế hoạch của tôi, tôi đã tấn công thị trường: tỉnh/ vùng này trước rồi nè. Thị trường còn bao la lắm, bao la cỡ nào thì mọi người nhìn đây, số liệu tôi có đây để chứng minh nè. Giờ thì ai muốn cùng tôi tham gia thì giơ tay, tôi sẽ chia sẻ chiến lược và cách làm. Sau đó, mỗi người chọn vùng thị trường mục tiêu và bắt tay vào làm thôi”
3 mũi giáp công
ADS |
SEO |
OFFLINE |
Google/ Facebook/ Email |
Website/ Landing page/ Youtube |
Phân công List trang vàng theo vùng-địa chỉ: gửi mail/ call |
Video QC/ Tài liệu miễn phí |
Giải pháp |
Thư ngỏ |
Tracking và thu thập dữ liệu Lead |
Phần 3- Phân công công việc
ADS |
SEO |
OFFLINE |
Google/ Facebook/Email |
Website/ Landing page/ Youtube |
List trang vàng: gửi mail/ call |
+ Sale lên ý tưởng; + Marketing góp ý và thực hiện |
+ Marketing phân tích và thực hiện + Sale lên nội dung giải pháp |
+ Sales lên list data+ phân công theo vùng/ tỉnh cho từng nhân viên cụ thể; theo dõi kết quả và báo cáo. + Marketing chạy lại list email để thực hiện remarketing |
Tracking và thu thập dữ liệu Lead bằng Zapierà Google Sheet/Leads |
Phần 4- Remarketing
Remarketing sau ADS/ Email marketing_Automation/Sales chăm sóc và follow leads.
Phần 5- Đánh giá và tối ưu chiến dịch
Báo cáo tỷ lệ chuyển đổi
Báo cáo ngân sách-doanh thu thực tế so vs kế hoạch.
Phần cuối cùng này là cực kỳ quan trọng, việc đánh giá và tối ưu chiến lược có thể xem là bước quyết định.
Vì rõ ràng, may mắn không đến với ai lần đầu. Cần có sự tập trung, điều chỉnh và dành tâm sức để hoàn thiện bản thân từng ngày. Email marketing cũng được; Google Ads cũng được; Facebook Ads cũng đc. Bất kể nền tảng nào đều cần có: Kỷ luật và Chi tiết để có thể nâng cao tỷ lệ. Ví dụ, sau khi chạy chiến dịch với khoản 50 target customer ngành thủy sản, mình đã thu được 02 lead, trong đó có 1 lead đã đi demo và báo giá (thông qua kênh Email Marketing); 01 lead khách hàng chủ động liên hệ hỏi thăm (thông qua Youtube/ Website).
Phân tích kết quả chiến dịch
Phần 6- Hành động tiếp theo là gì?
Với 3 chiến lược như trên, phần mềm mình đã cảm thấy tự tin để đi nói chuyện với quản lý cấp cao của khách hàng. Riêng về mặt giải pháp phần mềm, cũng xin giới thiệu đến mọi người, bộ giải pháp quản lý bán hàng-marketing của Bravo. Cũng chính những công cụ này là bộ công cụ mà mình sử dụng hàng ngày để làm việc.
Mời mọi người tham khảo và tải bộ tài liệu tại đây.