Review Phần mềm SAP ERP giải quyết bài toán quản lý sản xuất chuyên sâu.

1.    VỀ PHẦN MỀM SAP VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT CHUYÊN SÂU

Như mọi người cũng biết phần mềm SAP là một tên tuổi lớn hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm ERP-quản trị nguồn lực doanh nghiệp. Đặc biệt trong bài toán: Quản lý kế hoạch vật tư + Quản lý cân đối nguồn lực: Máy móc, nhân công. Với bề dày kinh nghiệm tích lũy hàng trăm năm trong tất cả ngành nghề, phần mềm SAP đã tích hợp giải pháp toàn diện. Theo mình đánh giá là không chỉ tiện lợi cho người dùng mà về mặt chức năng cũng rất bao quát, đầy đủ các trường hợp, cũng như có độ tùy chỉnh cao, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng.

Sau đây mình sẽ review 2 chức năng này bằng hình ảnh, capture lại từ nguồn video trên mạng. Trân trọng cảm ơn các anh chị: IRS VIETNAM CHANNEL và SMARTIS SAP B1 đã public nguồn tài liệu này để mình tham khảo:

2. BÀI TOÁN MRP

1
Nguyên lý chạy MRP

Material Requirement Planning – MRP là quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Về mặt nguyên lý chung, Phần mềm SAP đã giải quyết bài toán MRP bằng mô hình có đầu vào là: Tồn kho hiện tại, cùng với tổng hợp các nguồn nhu cầu: làm giảm tồn kho và các nguồn cung: làm tăng tồn kho. Đầu ra là quyết định: mua vật tư, cụ thể là tạo Đơn hàng mua hoặc Yêu cầu mua hàng; sản xuất thêm-tức là tạo Lệnh sản xuất hoặc điều chuyển vật tư từ kho này sang kho khác-từ nơi này sang nơi khác.

2
Mô hình trực quan MRP

Đây là ví dụ minh họa, hình bên trên là đồ thị thể hiện các phát sinh làm tăng giảm tồn kho theo trục hoành : thời gian. Sales order; Sales Forcast làm giảm tồn kho: thể hiện chiều âm; PO làm tăng tồn kho: thể hiện chiều dương.

3
Các thành phần của MRP

Chi tiết hơn, trong 3 nhóm yếu tố đầu vào của MRP, lại có các đối tượng chi tiết:

  1. Nhu cầu: tức làm giảm tồn kho
  • Sales Order
  • Hợp đồng nguyên tắc
  • Reserve Invoice
  • Đơn hàng lặp lại định kỳ
  • Sales forcast
  • Lệnh sản xuất
  • Hạn mức tồn kho
  • Yêu cầu điều chuyển vật tư
  1. Cung ứng: tức làm tăng tồn kho
  • Đơn hàng mua
  • Hợp đồng mua nguyên tắc
  • Lệnh sản xuất
  • Yêu cầu điều chuyển vật tư
4
Các bước thực hiện MRP
  1. Định nghĩa dữ liệu
  2. Chạy MRP
  3. Xem bảng kết quả chạy MRP và đề xuất hành động
  4. Thực hiện tạo hành động: Lệnh sản xuất; Điều chuyển vật tư; Đơn hàng mua.

Mời mọi người xem chi tiết chứng từ:

5
Màn hình nhập liệu sales forcast

Tiến hành lập kế hoạch bán hàng cho chi tiết từng mã sản phẩm, với số lượng theo từng tuần, tháng.

6
Màn hình nhập liệu Sales Order

Khi thực tế phát sinh Sales Order, tiến hành chọn lại để phân biệt Sales Order này có nằm trong Forcast hay không. Đồng thời, lưu ý thông tin dự kiến giao hàng của Sales Order là rất quan trọng để chạy kế hoạch MRP.

7
Khai báo thông tin vật tư

Quay ngược lại phần khai báo danh mục vật tư, master data này cũng rất quan trọng để cung cấp các thông tin thực hiện chạy MRP:

+ Khai báo vật tư có chạy MRP hay không.

+ Vật tư thuộc nhóm Mua hay là sản xuất. Với nhóm Mua thì kết quả MRP sẽ là chạy ra Đề nghị mua hàng; nếu là Sản xuất thì là chạy ra Lệnh sản xuất.

+ Lead time sản xuất: thời gian sản xuất hoặc mua dự kiến tốn bao lâu.

8
Các bước chạy MRP chi tiết
9
10
Bước 1: Khởi Tạo kịch bản hoặc chọn lại kịch bản đã xây dựng
11
Bước 2. Mô tả thông tin kịch bản

Thông tin trong kịch bản, bao gồm các trường thông tin như:

  • Mô tả tiêu đề
  • Ngày áp dụng: bắt đầu-kết thúc
  • Cách hiển thị chu kỳ theo chiều ngang.
  • Có tính ngày nghỉ hay không
12
Bước 3. Xác định mã chạy MRP.

Người dùng có thể chạy cho toàn bộ các mã vật tư có khả năng MRP hoặc chỉ chạy cho một vài mã tùy chọn.

13
Bước 4. Chọn phạm vi chạy MRP: theo Kho, đơn vị cơ sở…
14
Bước 5. Set up nguồn data source

Trong bước này, người dùng chỉ định chi tiết các loại chứng từ đầu vào và đầu ra nào sẽ chạy MRP.

Ví dụ: Đầu vào, nguồn làm giảm tồn kho: Sales Orders và Lệnh sản xuất. Nguồn làm tăng tồn kho thì có PO

Và đầu ra cần tạo đề xuất: Đề xuất mua hàng và Lệnh sản xuất.

15
Bước 6. Cuối cùng là xem và phân tích kết quả chạy MRP report
16
Kết quả chạy MRP recommend
17
18
Action tạo phiếu

Từ kết quả chạy MRP, người dùng có thể tạo các chứng từ mới một cách tự động hoặc có điều chỉnh cả về số lượng, loại chứng từ hoặc reject luôn toàn bộ. Kết quả các chứng từ được tạo từ MRP sẽ có thông tin note để người dùng theo doic nguồn tạo chứng từ.

19

3. BÀI TOÁN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC MÁY MÓC VÀ NHÂN CÔNG

20

Calendar: Là nơi khai báo các ngày làm việc, ngày nghỉ trong 1 năm tài chính.

Có thể tạo ra nhiều lịch làm việc. Mỗi lịch làm việc có thể gán cho từng nhà máy/ phòng ban. Ví dụ: khối hành chính không làm thứ 7, chủ nhật.

Nguồn lực hay còn gọi là Resouce được hiểu ở đây là bao gồm có: Máy móc và nhân công

21

Màn hình theo dõi báo cáo tổng quan về nguồn lực. Thông tin theo dõi:

+ Nhóm nguồn lực;

+ Mô tả chi tiết; ca; tên;

+ Tình trạng sử dụng nguồn lực.

Trong cấu trúc nhóm nguồn lực có thể chia ra chi tiết theo sô đồ cây, theo bộ phận; loại nhân công hay máy móc…

22
Đây là màn hình khai báo chi tiết của một loại nguồn lực –> Tab General
23
Đây là màn hình khai báo chi tiết một loại nguồn lực–> Tab Schedule.

8 là năng suất sử dụng mỗi ngày: 8h/ ngày.

3 là số lượng máy móc hoặc nhân công.

Con số 16 là số thực tế đã ra Lệnh sản xuất và cộng dồn lại.

24
25

Ngoài ra cũng tương tự cho việc điều chỉnh giảm số lượng

26
Đây là tab Cost: cũng chính là khai báo chi phí để cấu thành nên giá thành sản xuất.
27

Cuối cùng, là báo cáo quan trọng nhất của phần quản lý nguồn lực.

Dựa trên báo cáo này, SCM có thể thực hiện phân phối:

+ Bố trí đơn hàng bổ sung cho những ngày chưa sử dụng hết nguồn lực.

+ Hoặc phân bổ nguồn lực cho các công việc khác. Như điều động nhân sự hoặc thậm chí có thể sa thải bớt nếu như về lâu dài, kế hoạch sử dụng nguồn lực cho thấy tỷ lệ utilization là rất thấp.

4. TỔNG KẾT

Quản lý sản xuất chuyên sâu là bài toán khó, để thực hiện được trên phần mềm, ngay cả với phần mềm SAP hay Oracle. Đòi hỏi người dùng và công ty phải có quy trình vận hành bài bảng cũng như đã triển khai thực tế và có sự phối hợp giữa các phòng ban.

Thường thì các công ty sử dụng phần mềm SAP cho quản lý sản xuất chuyên sâu là những công ty có quy mô vừa và lớn. Tương ứng, về năng lực quản trị cũng như chi phí phù hợp.

Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mảng sản xuất: Mình đã có một video mô tả giải pháp quản lý sản xuất trên phần mềm Bravo . Mời mọi người có thể xem thêm tài liệu đính kèm ở đây:

Hãy cùng tìm hiểu với mình để xem thêm chi tiết nhé. 

P/S: Liên hệ trực tiếp với mình để trao đổi thêm thông tin về giải pháp nhé:

📗 Nguyễn Dương Thái – Website: http://thainguyenduong.digital/  

📞 Tel: 090 1479147