Tâm lý làm chủ khi làm công

Phần 1- Câu chuyện: ai ai cũng muốn làm chủ nhưng ai cũng làm chủ thì ai làm công

Dĩ nhiên, ai mà chẳng muốn làm chủ, có ai muốn làm thuê cho người khác. Nhưng, nếu bạn vừa không thông minh lanh lẹ, không có gan tự doanh, không có tiền vốn, không có đất đai tài sản ba mẹ ông bà để lại, cũng không có một tài năng gì xuất chúng thì sao. Nói chung là không có gì trong tay, đôi lúc còn ôm một đống nợ thì làm sao mà làm riêng. Câu trả lời là đi làm thuê, bán sức lao động trả nợ, chi tiêu tiết kiệm và tích góp chút đỉnh thôi.

charles-deluvio-Lks7vei-eAg-unsplash

Một góc nhìn và suy nghĩ của bản thân về việc làm thuê, mà cụ thể là làm sales và marketing phần mềm ERP. Suy nghĩ làm sao để đi làm thuê nhưng với tư tưởng là tự chủ.

Untitled design

Phần 2- Cách kẻ yếu tồn tại ?         

Cộng sinh với kẻ mạnh

Bản thân mình nhìn nhận mình không phải là kẻ mạnh. Cụ thể thực tế chỉ cần đặt lên bàn cân là biết mình có mạnh hay không ? Năng lực có thể kiếm được tiền , kinh nghiệm, tài sản tích góp….có gì hay không. Hay cái mình có duy nhất là một ý tưởng nho nhỏ là sẽ bán phần mềm ERP cho khách hàng doanh nghiệp.

Dù thời thế có thay đổi, cho dù là thời chiến tranh hay thời bình, cách để tồn tại trong một xã hội đầy bấp bênh đó là, cộng sinh với kẻ mạnh, những kẻ có mục tiêu lớn hơn nhưng cái mục tiêu nhỏ bé của mình nằm trong mục tiêu lớn đó, chỉ cần cho kẻ mạnh thấy, mình là đồng chí, đồng minh, sẵn sàng bỏ công sức- thứ tài sản duy nhất mà mình có ra để giúp kẻ mạnh đạt được mục tiêu của hắn, cũng là cách tự giúp mình: chính là cách tồn tại qua mọi thời đại.

Phần 3 – Tâm lý làm chủ khi làm thuê

Thuyết phục và có cơ hội đứng trên vai kẻ mạnh rồi thì sao. Làm sao để thể hiện tư tưởng làm chủ của mình.

1.    Hãy cho tôi vay tên tuổi và một mảnh đất cắm dùi

Đơn cử như việc làm sales và marketing phần mềm ERP, bất cứ nhân viên nào cũng được cho một vùng đất để cắm dùi: là một vài khách hàng cũ, một thị trường: vùng địa lý nào đó, hay một nhóm khách hàng-đối tượng cụ thể. Có đất rồi thì lại cho thêm công cụ dụng cụ, cho thêm tiền để quy đổi ra thóc gạo. Công việc của mình là khai hoang, thu hoạch và nộp lại thành quả theo giao kèo giữa hai bên.

frame-harirak-U_QwhZ7CDfs-unsplash
2.    Lương và Ăn chia tỷ lệ

Lương thực ra chỉ là một hình thức vay , tạm ứng thành quả mà sales theo kế hoạch phải đạt được. Cuối năm không đạt được kế hoạch đặt ra, thì lo mà tìm cách hoàn ứng cho chủ. 

Thưởng cuối năm là một hình thức ăn chia theo tỷ lệ, công bằng mà nói, với những năm dịch dã covid như năm 2021, chủ không chia nợ cho là đã may, nói chi đến việc chia thưởng. Dĩ nhiên, cũng có nhiều công ty làm ăn phát đạt trong mua dịch như: chứng khoán, ngân hàng, y tế…

Xem thêm bài viết tính chi phí triển khai dự án ERP của mình, để nắm được cách tính giá vốn phần mềm ERP, từ đó căn cứ trên giá bán cũng như doanh số đạt được. Ta có thể tính ra được tỉ lệ: lương/ doanh số và thưởng/ doanh số. Trong nhiều doanh nghiệp, con số này khá là minh bạch, một số khác thì không.

Ngoài ra, cũng dựa trên chi phí triển khai dự toán-giá net được duyệt, bản thân mình có thể chủ động nâng giá để tạo một khoảng margin. Đây cũng chính là mức gap mà mình có thể chủ động thương lượng với khách hàng. Cách làm này có thể nâng cao được vị thế trung gian thương mại của mình, khi đứng giữa cán cân: khách hàng-nhà cung cấp. Mức gap mình hay sử dụng là 10% giá net.

Phần 4- Được gì

Vậy làm thuê được gì ?

Có mảnh đất cắm dùi chủ cho mượn. Bên cạnh trồng trọt để thu hoạch, nhiệm vụ và công việc của người làm thuê còn là khai khẩn đất hoang, mở rộng từ mảnh đất cắm dùi của chủ. Phần đất khai hoang chính là thành quả, là tài sản mà người làm thuê có quyền tự hào đó là một phần công sức mình tạo ra, có tỷ lệ sở hữu trong đó.

Nói một cách cụ thể, thì đó chính là những khách hàng mới, những mối quan hệ với những đối tác mới. Danh sách đó tạo nên một portfolio cho người làm thuê, tài sản tạo ra được thể hiện bằng những dự án, những hợp đồng mà mình tạo ra. Với đơn cử như lĩnh vực phần mềm ERP cho doanh nghiệp. Portfolio của bạn chính là tài sản cho bạn tạo ra.

Việc sử dụng portfolio này đặc biệt trong ngành B2B là một nguồn tài sản cực kỳ lớn.

được gì

Phần 5-Sử dụng tài sản này như thế nào

Trong bài viết phân tích và đặt lên bàn cân các nhà cung cấp phần mềm ERP, mình đã có sử dụng một bộ tiêu chí so sánh:

  1. Phương pháp luận triển khai
  2. Chi tiết demo giải pháp
  3. Hồ sơ năng lực công ty:
  • Kinh nghiệm
  • Nhân sự
  • Năng lực tài chính
  • Các dự án tương tự đã triển khai
  1. Chi phí dự toán
  2. Nhân sự phụ trách dự án và kế hoạch tiến độ triển khai

( Mọi người có thể xem lại bài viết ở đây: http://thainguyenduong.digital/review-phan-mem-quan-ly-kinh-doanh-ban-bat-dong-san/)

Có thể thấy Portfolio do bạn-nhân viên kinh doanh khai phá, có thể trở thành một tài sản độc nhất của bạn để mang lại nhiều hơn nữa khách hàng, dự án và tiền bạc thông qua: Các dự án tương tự đã triển khai và Chi tiết giải pháp.

Do đó, để công việc mình làm tạo ra tài sản-thương hiệu cho bản thân thì ngay từ bây giờ hãy lên chiến lược xây dựng portfolio cho riêng mình đi nào. Với bản thân tôi,  đang cố gắng xây dựng cho mình Portfolio như sau:

 Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân của mình. Dĩ nhiên, sẽ có những thời điểm mình cảm thấy fair cho cả hai bên, có những lúc sẽ chưa fair (thấy thiệt cho chủ hơn). Nhưng quan trọng là mình cảm thấy may mắn và biết ơn vì đã tìm được một người khổng lồ tốt, một cộng động những người khai hoang chơi đẹp và dìu dắt nhau. Như vậy là mình đã cảm thấy vui vẻ mỗi ngày để tiếp tục làm Công với tâm thế làm chủ rồi.

Review sách

Cuốn sách “Một đời như kẻ tìm đường” của tác giả Phan Văn Trường là một tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp của một người đàn ông Việt Nam với nhiều thăng trầm và bôn ba trong sự nghiệp kinh doanh quốc tế, qua đó đem lại nhiều cảm hứng và bài học cho độc giả.

Sách được viết theo kiểu tự sự, tác giả kể về những trải nghiệm của mình từ khi còn trẻ cho đến khi trở thành một nhà lãnh đạo thành công. Tác giả mô tả về quá trình đi tìm kiếm sự nghiệp, những khó khăn và thử thách mà ông phải đối mặt trong cuộc sống.

Cuốn sách mang đến cho độc giả rất nhiều bài học về sự kiên trì, chịu đựng và nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Tác giả cũng chia sẻ những bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, từ việc tạo dựng một môi trường làm việc tích cực cho đến cách thức quản lý nhân viên và đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đừng vội cảm thấy cuốn sách  nhàm chán và không có gì mới mẻ. Câu chuyện Từ Thức gặp tiên, một điển tích chứa đựng nhiều ẩn ý sâu sắc về giá trị cuộc sống sẽ cho bạn nhiều điều phải suy ngẫm.

Tóm lại, “Một đời như kẻ tìm đường” là một cuốn sách thú vị và đáng đọc đối với những người đang tìm kiếm cảm hứng để đạt được mục tiêu của mình. Tư tưởng xuyên suốt cuốn sách là hãy bình thản đón nhận những ngã rẽ của cuộc đời.