Phần mềm kế toán công ty sàn giao dịch tài chính

Phần 1- Giới thiệu mô hình hoạt động sàn giao dịch và các vấn đề kỹ thuật

Mô hình sàn giao dịch sản phẩm tài chính hoạt động tương đối đơn giản và dễ hiểu. Khách hàng vừa là người mua, người bán trên sàn. Mỗi user sẽ có một tài khoản để đăng nhập vào sàn, thực hiện liên kết với ví điện tử cũng như ngân hàng online để thực hiện nạp-rút tiền vào tài khoản. Thực hiện đặt lệnh : bid-ask trên phần mềm dành cho user: app mobile/ web app. Phần mềm core giao dịch được liên kết và đồng bộ dữ liệu của tất cả mã sản phẩm tài chính-đối tượng được thực hiện bid-ask trên thị trường. Dữ liệu giao dịch: nạp- rút tiền và bid-ask được kết nối với hệ thống phần mềm kế toán để hạch toán, theo dõi doanh thu, xuất hóa đơn dịch vụ.

Công ty thông thường chuyển từ sử dụng phần mềm kế toán và core giao dịch riêng lẻ sang tự động hóa và kết nối hai hệ thống này. Do đó, có thể trong quá trình chuyển hóa gặp phải một số vấn đề như:

  • Danh mục sản phẩm, các giao dịch chưa đồng bộ giữa core giao dịch và phần mềm kế toán
  • Việc xử lý, hạch toán các giao dịch mang tính thủ công, tốn nhiều chi phí nhân sự vận hành
  • Khó đối chiếu dữ liệu với core giao dịch, khách hàng và phần mềm kế toán để theo dõi công nợ, doanh thu, chi phí
  • Khó liên kết dữ liệu giữa các phòng ban để tránh thất thoát doanh thu và kiểm soát tốt chi phí

Phần 2- Các tính năng cần có của phần mềm kế toán quản trị ?

1.         Kết nối core giao dịch:
  • Đồng bộ danh mục, loại giao dịch
  • Kết nối dữ liệu big data (Transaction: 400K-500K dòng dữ liệu một tháng là bình thường, có khả năng tăng lên cao điểm 1 triệu dòng/ tháng (transantion). Do đó yêu cầu khoảng 5 triệu giao dịch/ tháng. Back up tự động bằng tools, không cần làm thủ công.)
  • Các phương thức kết nối linh hoạt: Database trung gian, File trung gian, API.
mô hình kết nối core giao dịch và kế toán

Diễn giải quy trình

  • Giao dịch nộp tiền –> Tạo chứng tự Phiếu thu/ Báo có;
  • Giao dịch rút tiền –> Tạo chứng tự Phiếu chi/ Hóa đơn dịch vụ;
  • Giao dịch mua – bán –>Tạo chứng tự Phiếu kế toán / Hóa đơn dịch vụ;

Lưu ý: Người dùng tự khai báo nghiệp vụ khi hạch toán tạo chứng từ ở trạng thái hạch toán nào: Lập phiếu (Chưa vào sổ sách kế toán); Duyệt (Kiểm tra duyệt tay Post sổ).

Phương thức nhận: Thông qua database trung gian (thống nhất giữa Hệ thống kế toán – Hệ thống core giao dịch)

Thời điểm nhận dữ liệu: Định kỳ (do người dùng thiết lập)

Dữ liệu cần đồng bộ:

  • Danh mục dịch vụ (sản phẩm)
  • Danh mục nhà đầu tư
  • Danh mục loại giao dịch
quy trình sales sàn giao dịch
-Quy trình chăm sóc nhà đầu tư-
tính năng kết nối lấy dữ liệu từ core giao dịch
-Chức năng kết nối lấy dữ liệu từ core giao dịch-
danh mục nhà đầu tư
-Kiểm tra danh mục khách hàng nhận vào từ core giao dịch-
2.         Quản lý tài chính-kế toán quản trị

Với mô hình quản trị tài chính-kế toán theo thông tư 200 -VAS. Việc hạch toán các giao dịch đặc thù được mô tả như sau:

  • Tự động hạch toán các giao dịch: mua-bán-nạp-rút
  • Giao dịch nạp tiền: ghi nhận TK NỢ: 11211, TK CÓ 33889
  • Giao dịch rút tiền: ghi nhận TK Nợ: 33889, TK Có 11211. Có phát sinh doanh thu khi khách hàng rút tiền. Ví dụ: 50,000 VND / lần rút, tương ứng ghi nhận:TK Nợ 33889, TK Có 5111 :45,455 VND; TK Nợ 33889, TK Có 33311: 4,545 VND.
  • Giao dịch bid-ask: sàn giao dịch tính phí giao dịch trên mỗi giao dịch là 0.1%: Thực hiện bút toán bù trừ TK 33889 của hai đối tượng tham gia giao dịch Bid-ask. Đồng thời ghi nhận doanh thu giao dịch và VAT cho sàn: TK Nợ 33889 của người bán – TK Có 5111; TK Nợ 33889 của người bán – TK Có 33311
  • Kết nối phần mềm hóa đơn điện tử, tự động gửi email thông báo hóa đơn đến khách hàng.
  • Kiểm soát chi phí, tài chính theo khoản mục phí
  • Báo cáo quản trị linh động và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng
3.         Kết nối đa nền tảng
  • Chăm sóc khách hàng: gửi SMS, kết nối zalo chăm sóc khách hàng
  • Phân tích chân dung khách hàng đa chiều
4.         Hệ thống báo cáo:
  • Tức thới – Đầy đủ – Đa dạng – Linh động tùy chỉnh.
  • Xem báo cáo quản trị trên Web/App Android-IOS

Phần 3 – Mở rộng sang các ngành tài chính đặc thù khác

Ngoài ra, Bravo còn có kinh nghiệm triển khai cho các ngành nghề tài chính đặc thù khác như: Chứng Khoán; Qũy Đầu tư; Xổ số. Mỗi doanh nghiệp lại tuân thủ riêng theo các tiêu chuẩn và chuẩn mực tài chính khác nhau.

Như Thông tư 125 cho các Công Ty quản lý Qũy; Thông tư 210 về Tự doanh chứng khoán hay thông tư 168 của các doanh nghiệp ngành xổ số. Vì vậy, chúng tôi xin phép được giới thiệu dịch vụ “Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP Bravo thiết kế theo nhu cầu“ tới quý khách hàng. Với Bravo, quý khách sẽ được:

  • Tư vấn thiết kế phần mềm quản lý đa phòng ban theo yêu cầu
  • Cài đặt, hướng dẫn nhập liệu và hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm cũ sang phần mềm Bravo
  • Thiết kế các phiếu chứng từ, mẫu in, báo cáo theo mẫu riêng của từng khách hàng
  • Khi doanh nghiệp có sự cố phát sinh, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ bảo hành phần mềm, thực hiện rà soát lỗi, chỉnh sửa phần mềm và đưa hệ thống hoạt động trở lại bình thường trong vòng 24 đến 72 giờ.

Một số khách hàng tiêu biểu đang ứng dụng thành công giải pháp Bravo:

customer