Cải tiến hệ thống: Từ mục tiêu tài chính đến kế hoạch thực hiện

Ngày cuối năm Dương lịch 2023, kết thúc năm với một thất vọng nho nhỏ khi không về kịp một hợp đồng để lên dây cót tinh thần cho nhân viên. Nhân tiện review lại công việc 1 năm và lên đề xuất cải tiến để áp dụng cho 1 năm 2024 đầy thử thách trước mắt.

-Tính toán sản lượng hòa vốn theo tháng-

-Tính toán sản lượng hòa vốn theo tháng-

-P&L theo tháng (chỉ có 3 tháng đạt doanh thu vượt sản lượng hòa vốn)-

-P&L theo tháng (chỉ có 3 tháng đạt doanh thu vượt sản lượng hòa vốn)-

-Cash flow theo tháng (may thay tháng 6, tháng 7 cứu vớt)-

-Cash flow theo tháng (may thay tháng 6, tháng 7 cứu vớt)-

Đề xuất 1: Lưu trữ Nhu cầu khách hàng tại Danh mục khách hàng.
Hiện trạng:

Xuất phát từ hiện trạng hiện tại là các nhân viên kinh doanh đã nghỉ hoặc kể cả nhân viên kinh doanh còn làm, không theo dõi được lịch sử các Nhu cầu khách hàng đã phát sinh trong quá khứ của từng Khách hàng.

Do đó, thiếu thông tin quá khứ làm điều kiện để tra cứu nhanh và tạo động lực cho nhân viên telesales cũng như tương tác lại hẹn demo, giới thiệu phần mềm.

Mình nhận thấy cần thiết trong việc lưu trữ các Nhu cầu khách hàng khai thác được. Cập nhật các nhu cầu này tại màn hình Danh mục khách hàng luôn.

Picture5
Quy trình:

Khi Marketing khai thác được Nhu cầu khách hàng: Cập nhật chứng từ này tại Màn hình Nhu cầu khách hàng.

Quản lý Kinh doanh phân bổ cho nhân viên thực hiện.

Trong trường hợp nhu cầu khách hàng này của Khách hàng đã tạo mã: thực hiện chức năng –> cập nhật vào danh mục khách hàng.

Trong trường hợp nhu cầu khách hàng này của Khách hàng chưa tạo mã: thực hiện chức năng –> tạo mã khách hàng mới từ nhu cầu khách hàng. Đồng thời cập nhật nhu cầu khách hàng vào Danh mục khách hàng luôn.

Đề xuất 2: Xây dựng hệ thống email marketing/telemarketing cho nhân viên kinh doanh.
Hiện trạng:

Xuất phát từ hiện trạng nhân viên kinh doanh chủ yếu gửi thư tay và email. Ngại gọi điện liên hệ lại. Kể cả việc gửi email/ thư tay cũng là gửi vào mail công ty/ lễ tân/ tuyển dụng. Hiệu quả marketing gần như là không có. Nên có những nhân viên, gần như cả 1 quý cũng không hẹn được 1 demo nào.

Thêm vào đó, điện thoại bàn, di động cũng chưa thực sự kết nối với danh mục đối tác, danh mục khách hàng trên hệ thống CRM. Nên chưa phục vụ nhiều trong việc tra cứu thông tin cho nhân viên kinh doanh gọi điện.

Picture6
QUY TRÌNH 1: Email marketing và gọi điện

Mục tiêu: Hẹn được demo phần mềm.

Phương thức:  Sử dụng mail merge hoặc các công cụ email marketing để thăm hỏi sau đó gọi lại bằng điện thoại của công ty.

Nội dung: Gọi lại xúc tiến các khách hàng có nhu cầu cũ và cập nhật thông tin. Gọi điện liên lạc sau khi gửi thư tay, email. KPI: Thay vì đặt KPI cho từng nhân viên. Chọn hình thức thống kê kết quả đầu ra. Cuối ngày, thống kê lại số lượng email khách hàng mở và lên kế hoạch gọi điện cho ngày hôm sau. Chúc mừng bạn nhân viên có kết quả mở mail và gọi điện thoại tốt.

Mấu chốt ở đây là quản lý phải làm gương, phải email và gọi điện

QUY TRÌNH 2: QUY TRÌNH TÍNH ĐIỂM HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
PHƯƠNG PHÁP

Vận dụng mô hình OKR để hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh. Đồng thời hướng dẫn, định hướng từng bước để nhân viên kinh doanh đạt được mục tiêu doanh số. Trong đó:

 

  • Objective_Mục tiêu của nhân viên kinh doanh. Dĩ nhiên, là đạt được doanh số kế hoạch năm.
  • Key result: Những kết quả then chốt sẽ giúp nhân viên kinh doanh đạt được mục tiêu.
  • Action: Những hành động nhân viên kinh doanh cần thực hiện để đạt được những kết quả then chốt. Từ đó đạt được Mục tiêu kinh doanh.

 

I.      CÁCH ÁP DỤNG
·       Việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh chỉ dựa trên Kết quả then chốt (Key result), không dựa trên đo lường Hành động (Action). Cụ thể theo quy trình sau:
2023-12-29_22-33-07
Bước 1: Nhân viên kinh doanh quy đổi từ Doanh số kế hoạch của cá nhân sang Điểm kế hoạch. 1 điểm = 180.000 vnđ.
Bước 2: Nhân viên kinh doanh thực hiện các hành động (Action) nhằm tạo ra Kết quả then chốt (Key result). Bao gồm 4 nhóm hành động chính:
  • Tương tác với khách hàng qua bất kỳ kênh nào, ví dụ: Email; telesales; Thư tay; Sự kiện; giới thiệu….Và ghi nhận phản hồi của khách hàng. Nếu khách hàng có phát sinh nhu cầu. Ghi nhận và đề xuất lên Phó/trưởng phòng (cc leader) để được ghi nhận Kết quả then chốt : LEAD (Nhu cầu khách hàng).
  • Thực hiện demo-báo giá cho khách hàng. Leader sẽ thống kê theo tuần để ghi nhận Kết quả then chốt : Demo-báo giá cho nhân viên kinh doanh.
  • Soạn tài liệu giải pháp đặc thù theo các ngành nghề: video; thư ngỏ; slide ppt … thể hiện được đặc thù nhu cầu của một ngành nghề và giải pháp tương ứng của phần mềm Bravo. Sau đó đề xuất lên Phó/trưởng phòng (cc leader) để được ghi nhận Kết quả then chốt : Tài liệu giải pháp.
  • Xúc tiến và ký mới hợp đồng/ phụ lục/ bảo trì. Leader sẽ thống kê theo tuần để ghi nhận Kết quả then chốt : Doanh số cho nhân viên kinh doanh.
Bước 3: Quy đổi thành điểm hiệu quả công việc theo tháng:

Dựa trên xác nhận của Phó/Trưởng phòng và số liệu trên phần mềm quản lý khách hàng. Leader thực hiện đánh giá điểm hiệu quả công việc cho nhân viên kinh doanh theo tháng:

  • 10 điểm/ LEAD (NHU CẦU KHÁCH HÀNG).

Lưu ý: Không bao gồm LEAD phát sinh từ kênh marketing của công ty.

  • 20 điểm/ DEMO
  • 10 điểm/ TÀI LIỆU GIẢI PHÁP
  • 1 điểm = 180.000 vnđ đối với DOANH SỐ KÝ
  • Điểm Định Mức Tháng Như Sau:
    • Trường hợp trong tháng không có điểm phát sinh từ DOANH SỐ KÝ:
      • Định Mức Tối Thiểu = 80 Điểm/ Tháng.
    • Trường hợp trong tháng có điểm phát sinh từ DOANH SỐ KÝ:
      • Định Mức Tối Thiểu = Điểm Kế Hoạch Tháng (Doanh Số Kế Hoạch Tháng/180.000 đ)
Bước 4: Đánh giá và đề xuất thưởng/phạt:
  • 3 Tháng liên tiếp không đạt định mức tối thiểu: Nhắc nhở lần 1.
  • 6 Tháng liên tiếp không đạt định mức tối thiểu: Nhắc nhở lần 2 và xem xét trình ý kiến Khối kinh doanh.
  • Thưởng: theo quy định và chính sách chung của công ty.
  • Cách thức áp dụng:
    • Triển khai cho team nhỏ 03 nhân sự.
    • Theo dõi kết quả trong vòng 6 tháng.
    • Tổng kết kết quả và làm đề xuất lên Trưởng phòng KD –> Nếu ổn thì đề xuất lên GĐ Kinh Doanh.
Đề xuất 3: Luôn đánh giá hàng tháng để không phải đưa ra quyết định dừng hợp tác với nhân sự trong bất ngờ cho nhân sự.

Để tránh những việc không mong muốn khi phải cho lay-off một nhân sự. Phải luôn định hình và xác định rõ với các bạn 3 vấn đề:

  1. Việc bán hàng chỉ bắt đầu sau khi ký hợp đồng. Cụ thể là phát sinh từ thực tế khi mà sau khi chốt ký hợp đồng thì có đến 101 câu chuyện phát sinh. Từ đó là các ty tỷ các vấn đề lớn nhỏ. Thực chất, theo mình nghĩ thì những sự vụ sau khi ký hợp đồng mới là yếu tố để đánh giá một người bán hàng giỏi hay không. Sau đây mình sẽ thử chia nhỏ ra các vấn đề để làm “hướng dẫn”, những điểm cần theo dõi sau khi ký hợp đồng:
    1.  T**** Container: khách hàng này đã đồng ý ký hợp đồng và bên mình sẽ ký trước để gửi lại khách hàng. Lúc thương lượng hợp đồng cũng cực kỳ nhiêu khê, khi mà khách hàng luôn đòi hỏi nhiều điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt là cam kết về đáp ứng sự thay đổi chuẩn mực kế toán nếu có sự thay đổi. Một điểm cực kỳ nhạy cảm trong giai đoạn chuyển đổi VAS-IFRS như này. Tuy nhiên, vấn đề thực sự phát sinh khi mà hợp đồng nhận đến tay khách hàng thì khách hàng lại bảo là tên khách hàng không đúng và bắt bên mình phải ký lại. Đến lúc này thì câu chuyện, ai ký trước mới thực sự là vấn đề. Khi mà về phía giám đốc hai bên. Thực ra ai cũng có cái “tôi” của mình, và còn cả là đại diện cho công ty. Nên, bên mình đã ký trước, giờ thì đến lược khách hàng (đó là ý của bên mình). Nên rút kinh nghiệm là lần sau nên kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng trên các trang mã số thuế: cụ thể là tên công ty; địa chỉ xuất hóa đơn…
    2. TCT B** Th***: đây là câu chuyện ký được hợp đồng nhưng không hẹn được ngày khảo sát triển khai. Nói một cách đúng hơn là phải chờ khách hàng hủy lịch mấy lần. Dẫn đến việc bị động kế hoạch nhân sự triển khai bên mình. Thứ nhất vừa thể hiện sự không chuyên nghiệp của hai bên. Vừa làm phát sinh các chi phí dự án của việc phải chờ đợi, nhân sự kỹ thuật không liền mạch được dự án. Các bạn cũng biết, muốn năng suất cao thì thời gian phải phân bổ một cách hiệu quả và liên tục mà. Đâu thể nào làm 1 hôm rồi lại chờ 1 tháng làm lại.
    3. Huệ L**: đây là câu chuyện, ký hợp đồng theo cảm xúc, khảo sát triển khai xong xuôi rồi lại bạch vô âm tín với khách hàng về câu chuyện các bước chuẩn bị tiếp theo bên phía khách hàng như: Server để cài đặt chương trình; Dữ liệu và danh mục để import vào phần mềm và Đặc biệt là bên phía khách hàng không hề có một đầu mối làm việc với tư cách là: Trưởng dự án một cách thực thụ. Khi mà đối tác chính cũng chính là thế hệ F1 của doanh nghiệp. 
    4. As***: câu chuyện của đơn vị này thì lại khác. Mọi thứ ổn thỏa, về mặt server; con người; quy trình bên phía khách hàng. Với việc khách hàng đã triển khai thất bại dữ án ERP trước đó, nên khách hàng có được nỗi đau cũng như quyết tâm trong lần này. Đối tác của dự án từ trưởng dự án ERP đến tổng quản lý đều là những người có tiếng nói, đôn đốc công việc tham gia vừa chi tiết vừa tổng quan. Câu chuyện phát sinh ở đây là Tiến độ dự án chạy đua để nghiệm thu trong năm tài chính. Khi nào tiến độ thực tế chậm hơn so với kế hoạch 3 tháng. (cũng phải nói trước là đối tác đã có sự dự trù hoàn toàn có tầm khi mà lên deadline nháp tháng 12, mục đích là để trừ hao cho deadline chính thức là tháng 3 năm sau. Qua các quá trình trao đổi với đối tác, về phía kinh doanh, mình nhận thấy một sự thiếu sót cả về quy trình tham dự và vai trò của kinh doanh trong việc xúc tiến tiến độ bên phía team kỹ thuật. Việc tham gia trên vai trò nắm thông tin và theo dõi thanh toán là hoàn toàn dễ nhưng để có sự tham mưu, làm cầu nối để tư vấn cho kỹ thuật thì gần như là chưa có.
    5. XS**: là câu chuyện về việc bộ hồ sơ giấy tờ nghiệm thu và thanh toán. Đây là 1 đơn vị nhà nước nên quy trình xúc tiến hợp đồng phải thông qua thầu. Với giá trị hợp đồng cho phép thì chỉ định thầu là phương án dễ cho cả 2 bên. Tuy nhiên, bộ hồ sơ chứng từ từ: Yêu cầu chào thầu-Đơn dự thầu -Thương thảo hợp đồng-Hợp đồng. Gặp rắc rối trong việc thương thảo và thống nhất các nội dung. Dẫn đến việc một số điều khoản trong phần thanh toán giữa các văn bản không giống nhau. “Biết là cài nút áo sai từ ban đầu nhưng vẫn cố cài hết hàng nút”, để cuối cùng lại phải quay lại gỡ từ đầu. Một bài học cho mình về “Định luật Murphy”_điều gì rủi ro mà mình không muốn xảy ra nhất, nó sẽ nhất định xảy ra ở lúc mình không muốn nhất.
    6. An Pha* ****: Là câu chuyện tổng hợp 10 lần khách hàng khất nợ thanh toán. Một bài học cực quý giá đối với bản thân mình về câu chuyện xử lý hợp đồng sau khi nghiệm thu, còn chờ thanh toán. Cần có quy trình thông báo công nợ cho khách hàng và sẵn sàng kích hoạt thông báo “Ngưng cung cấp dịch vụ bảo hành đến khi khách hàng thanh toán theo biên bản 2 bên đã thống nhất”. Bí kíp khất nợ của khách hàng này như sau. Đúng là một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có dày dặn kinh nghiệm:
      1. Nghiệm thu nhưng chưa thanh toán lý do chương trình chưa ổn, tính năng chưa hoàn thành. 
      2. Yêu cầu bổ sung thêm báo cáo cho sếp. 
      3. Chờ ổn hết bộ báo cáo, số liệu lương kiểm tra vài tháng cái đã. 
      4. Yêu cầu demo mở rộng nội dung, cho nhà máy mới_dương đông kích tây với kinh doanh. 
      5. Yêu cầu bổ sung chứng từ bộ hồ sơ thanh toán. 
      6. Đã trình ban giám đốc duyệt, chờ nguồn về. 
      7. Chưa có nguồn, công ty chưa thu được tiền khách hàng. 
      8. Chờ nguồn từ hoàn thuế.
      9. Chụp màn hình chat với kế toán của công ty –> chứng minh là công ty kẹt tiền thiệt. Bravo !!!!
      10. Bên thuế ra văn bản rồi. Chờ tiền về thôi.
      11. Bên anh còn nhiều công nợ khác đang xếp hàng lắm. Sẽ cố gắng đi lệnh trong tuần.
    7. Lục T***: Đối với dự án mình tổng kết được nhiều thông tin hữu ích. May mắn khi đối tác và khách hàng làm việc rất kỹ tính và sâu xác. Chính vì như vậy nên thời gian triển khai dự án mới đẻ ra tới 1 năm và họp tiến độ định kỳ hàng tháng, mỗi lần họp là mỗi lần phát sinh trường hợp. Gây nên stress không nhỏ cho team triển khai. Cụ thể là khách hàng dành ra 6 tháng sau khi ký hợp đồng để hệ thống lại quy trình; chuẩn bị danh mục để import vào chương trình. Tiếp đó là dành tới 6 tháng để vận hành song song 2 hệ thống phần mềm cũ và mới để test dữ liệu, so sánh báo cáo khớp với 2 bên. Dự án này, gần như mình mất hút sau khi ký hợp đồng. Không hề tham gia vào bất cứ khâu nào với team kỹ thuật. Một dấu trừ to đùng của mình đối với team triển khai và cả khách hàng. Do đó, đến khi sau khi nghiệm thu, cũng khó có điểm gì để nói chuyện với khách hàng và đối tác để tạo mối quan hệ. Cho dù là chậm so với tiến độ nhưng dự án cũng đã thanh toán và chốt trong năm. Bài học mình cần cài thiện đó là theo dõi và giữ mối quan hệ với đối tác sau khi ký hợp đồng và sau khi nghiệm thu.
    8. Mass ******: Đối với dự án này là câu chuyện mở rộng sau khi đã triển khai nội dung cũ và nghiệm thu. Cũng sắp hết thời gian bảo hành miễn phí. Thì cái điểm quan trọng nhất của dự án là chức năng chính “key point” giúp khách hàng lựa chọn phần mềm bên mình ở dự án cũ lại phát sinh lỗi. Chưa kể là quá trình demo nội dung mở rộng, mình đã không chuyên nghiệp trong việc phối hợp với nội bộ team kỹ thuật ngay trước mặt khách hàng. Một điểm trừ rất lớn về thái độ làm việc. Do đó, mình cần giữ tinh thần support khách hàng và chuyên nghiệp trong cả giai đoạn bảo hành sau khi nghiệm thu cũng như khi phát sinh các nhu cầu mới, cho dù là nhu cầu có nhỏ hay lớn; dễ hay khó.
  2. Tư duy luôn ký hợp đồng được trong mọi báo giá. Quan trọng là ký với giá bao nhiêu, làm có lời hay không.
  3. Đánh giá công việc hàng tháng; hàng quý; hàng nửa năm để theo dõi kết quả công việc theo đề xuất 2 và làm rõ 2 vấn đề ở trên. Để nếu có đề xuất lay-off thì người đề xuất là leader chứ không phải là Ban giám đốc. Và đối với người bị lay-off không có bất cứ điều gì thiệt thòi hay không thể ngẩng cao đầu mà rời khỏi công ty. Vì hành trang là kinh nghiệm đạt được chính là hệ thống để trở thành 1 sales B2B, tương lai có thể là 1 doanh nhân với hệ thống OKR của 1 người bán giải pháp hiệu chỉnh theo nhu cầu.
Picture7
MỞ NGOẶC “NẾU LÀ GIÁM ĐỐC, MÌNH SẼ”

Nếu như có chữ nếu. Tức là mình có quyền lực và quyền quyết định, có thể thực hiện được những điều sau:

Picture8
  1. Mỗi năm sẽ có mùa thi CPA. Bravo rất mong đồng hành cùng các bạn kế toán viên dự thi chứng chi APC_Kế toán trưởng. Bằng hình thức: “Tri ân khách hàng”.
    • Tặng 10 suất khóa học: Quản lý cấp trung PTI. (Trị giá 8 triệu/ suất) à Chiết khấu còn 50%
    • Tặng 10 suất học ôn thi chứng chỉ APC_Kế toán trưởng. (Trị giá 12 triệu/ suất)à Chiết khấu còn 50%

Cách đăng ký:

    • Bên Bravo có 10 suất khóa học quản lý cấp trung / Ôn thi chứng chỉ APC, do là đơn vị liên kết với các bên này. Nên Bravo muốn gửi tặng các Anh chị giám đốc công ty; giám đốc tài chính các công ty Khách hàng của Bravo, để Anh chị có thể chia sẻ lại cho nhân viên của mình, đặc biệt là nhân viên phòng kế toán. Đây cũng như một lời tri ân của Bravo đến các khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Bravo.
    • Ngân sách: 100 triệu/ Năm.
  1. Bravo định kỳ tổ chức các buổi hội thảo về “Ứng dụng phân tích dữ liệu ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp.”
    • Hình thức: Offline tại văn phòng Bravo HCM.
    • Thành phần tham dự: Diễn giả/ Khách hàng Bravo/ Bravo.
    • Số lượng: 10-15 sự kiện/ năm.
    • Ngân sách: 30 triệu/ Năm.
  1. Bravo định kỳ tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện “Quản lý dự án triển khai phần mềm ERP”
    • Hình thức: Offline tại văn phòng Bravo HCM.
    • Thành phần tham dự: Public cho mọi người cùng đăng ký.
    • Trainer: Nội bộ Bravo hoặc Outsourcing
    • Số lượng: 1-2 khóa/ năm.
    • Ngân sách: 20 triệu/ Năm.
  1. Ý tưởng khởi nghiệp cho người làm kế toán. Bằng hình thức tài trợ, hoặc giám khảo cho các chương trình Khởi nghiệp trong các trường đại học.
    • Hình thức: Tài trợ và Ban giám khảo
    • Số lượng: 1-2 cuộc thi khởi nghiệp/ năm.
    • Ngân sách: 50 triệu/ Năm.