Tại sao phải trở thành Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ ?
Phần 1- Hai thái cực của người làm Tài chính-kế toán doanh nghiệp ?
Dưới góc nhìn của mình qua bài viết: Chân dung của chuyên gia chuyển đổi số nội bộ-họ là ai ? Có một mẫu số chung nhất định của những anh chị làm quản lý Tài chính-kế toán trong doanh nghiệp: đó là có sự tự chủ và năng lực của một chuyên gia chuyển đổi số.
Trái ngược với đó, là một chút buồn mà mình đã kể đến cuối câu chuyện về : Khách hàng đầu tiên_hợp đồng khách hàng ngành gỗ của mình. Khi những anh chị phụ trách quản lý phòng tài chính-kế toán chia tay với công ty. Hay một câu chuyện xảy ra khá lâu rồi nhưng gần đây mình mới có dịp nhớ lại:
“ Cách đây hơn 1 năm, Chị có gọi mình lúc 8h tối. Chị hỏi thăm yêu cầu mà giám đốc đưa ra có giải quyết được không, chi phí khoảng bao nhiêu. Chị chia sẻ: em báo giá ít thôi để sếp còn làm, báo mắc quá sếp không chịu đâu. Mình cũng bảo lại là chị yên tâm, mình sẽ đề xuất chi phí tối ưu nhất. Bẵng đi một thời gian, vài tuần sau đó, mình lướt zalo thấy chị đăng stutus: Chia tay đồng nghiệp. Bỗng thấy có một sự buồn nhẹ. Chị là Kế toán trưởng của một công ty mà mình được phân công hỗ trợ, là khách hàng có giá trị hợp đồng lớn nhất mà mình phụ trách. Xuất phát từ yêu cầu quản trị của ban giám đốc, áp lực đặt ra cho chị là phải tổ chức hệ thống báo cáo mới hoàn toàn. Mà theo đánh giá của Bravo: Cấu trúc dữ liệu hiện tại, không thể đáp ứng được yêu cầu quản trị này; chỉnh sửa thì còn tốn công hơn việc xây mới. Biết là ca này khó, chị chịu áp lực nhiều nhưng mà: Chi phí-Tiến độ-Chất lượng: khó mà chu toàn cả ba biến số cùng lúc. Chị chịu áp lực về tiến độ phải có báo cáo gấp, tuần nào chị cũng gọi hỏi thăm : đã có giải pháp, đã báo giá cho sếp chưa. Khi mà chi phí Bravo đề xuất là không phù hợp với ngân sách của công ty (mình biết từ lúc trình báo giá); chất lượng thì không đáp ứng yêu cầu (cách giải quyết tạm thời của chị). Hẳn cũng đoán được lý do vì sao chị chia tay giám đốc- vị khách hàng mà chị không thể đáp ứng yêu cầu.”
Chính câu chuyện này đã làm cho mình suy nghĩ rất nhiều. Hai thái cực khác nhau hoàn toàn, có thể xem là một bên thành công, một bên chưa tìm ra lối thoát. Vậy với góc nhìn của mình, thì đâu là giải pháp để lật ngược tình thế ?
Phần 2- Đi tìm lời giải từ cộng đồng những khách hàng của Bravo ?
Mình có nghe ai đó nói rằng: Công việc trở thành Sự nghiệp khi bản thân người đảm nhận công việc đó có: Sự tự chủ-Sự tự hoàn thiện bản thân và có Cộng đồng cùng chia sẻ. Trong đó:
Sự tự chủ đón nhận món quà của thượng đế: chính là khách hàng. Vì đó là món quà nên ta có quyền nhận hay không nhận. “Câu này mình cũng nghe đâu đó trên mạng, thấy hay mà chẳng nhớ nguồn ở đâu”.
Sự tự hoàn thiện bản thân: chính là năng lực của người làm nghề, Bravo hay bất kỳ phần mềm kế toán-ERP nào khác chỉ là công cụ, là dịch vụ để phục vụ anh chị , để anh chị thể hiện năng lực của mình.
Và cộng động những doanh nghiệp chính là tập khách hàng của chị. Cộng đồng những người làm nghề, những bạn bè đồng nghiệp sẽ san sẻ và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
Gần đây, mình có chốt được một hợp đồng triển khai phần mềm kế toán quản trị mới, chóng vánh và gọn gàng:
“ Công ty gia công sản phẩm cho ông lớn SS, quy mô giao hàng là toàn cầu ”. Từ lúc đi demo đến lúc ký hợp đồng, vỏn vẹn chưa đầy 1 tháng. Kể từ lần đầu tiên nghe điện thoại và trao đổi với chị mình đã cảm thấy cực kỳ dễ gần và thoải mái. Một kỹ năng mềm-giao tiếp và diễn đạt rất tự nhiên của chị làm mình rất đỗi ngạc nhiên. Vì những anh chị làm tài chính-kế toán mà mình hay gặp rất ít người thoải mái như vậy.
Đến khi demo phần mềm và trao đổi chi tiết hơn yêu cầu với chị tại nhà máy, mình mới cảm nhận được thêm nhiều điều hơn. Thứ nhất là chị gắn bó với công ty từ rất lâu, gần 20 năm. Rõ ràng, với thâm niên và sự gắn bó lâu đến như vậy, chị hẳn là người có tiếng nói và ảnh hưởng đối với ban giám đốc. Thứ hai là yêu cầu và nỗi đau của chị về triển khai phần mềm là rất rõ ràng, chị triển khai thất bại hơn 2 lần với các đơn vị khác, do đó đã thấm thía việc chất lượng dịch vụ khi triển khai phần mềm viết theo yêu cầu là quan trọng đến nhường nào. Thứ ba, thời điểm đầu tháng quý 2 này lại là cực kỳ thích hợp để chị chốt số liệu và chuyển sang hệ thống phần mềm khác. Cuối cùng là về khả năng tài chính cũng như ngân sách triển khai dự án phần mềm mà chị đặt ra là hoàn toàn phù hợp với Bravo. Thiên thời-địa lợi-nhân hòa đều có đủ cả. Thế nên, trên đường trở về công ty sau một buổi best-demo, mình đã tự tin nói với đồng nghiệp sẽ chốt được hợp đồng này.
Hiện tại, dự án đang trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, với những lần xúc tiến và khảo sát tại nhà máy. Được gặp và trao đổi thêm với chị, mình có thêm nhiều cảm nhận hơn về trưởng bộ phận tài chính-kế toán như chị: Kỹ năng mềm cực kỳ cứng và kỹ năng cứng cực kỳ mềm. Dưới đây là một số cảm nhận của mình về chị.
Phần 2- Tự chủ
Khách hàng của chị là ai ? Họ cần gì ?
Mình thấy được phần nào lý do vì sao chị có sự tự quyết cao về ngân sách như vậy. Một phần vì chị đã thất bại nhiều khi triển khai các phần mềm khác. Phần vì chị có tiếng nói trong công ty. Gía trị chị mang lại cho công ty không chỉ ở việc tổ chức bộ máy kế toán viên cho phòng tài chính kế toán mà chị còn:
- Tối ưu chi phí thuế cho doanh nghiệp;
- Thu về nguồn tài chính từ thuế đầu vào;
- Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí lương- tức là có sự mở rộng phạm vi chức năng phòng kế toán sang phạm vi quản lý nhân sự luôn;
- Lên phương án và giải quyết bài toán nguồn vốn cho doanh nghiệp. Với doanh nghiệp sản xuất nói riêng, dòng tiền là cực kỳ quan trọng. Không chỉ quản lý được rủi ro về thanh toán của khách hàng, công nợ của nhà cung cấp, chị còn xử lý được phương án vốn cho doanh nghiệp thông quan phương án vay vốn và tín dụng với ngân hàng.
- Và đặc biệt quan trọng là kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng, đối tác.
Bản thân mình thấy việc bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho những mảng này hoàn toàn có thể có lộ trình và được bồi đắp lên dần. Chứng chỉ CPA vừa là công cụ để học tập nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, vừa là bước đệm để chứng minh năng lực của nhân sự tài chính kế toán đối với chủ doanh nghiệp.
Phần 3- Tự hoàn thiện bản thân-Áp dụng chuyển đổi số vào công việc quản lý.
Và quan trọng hơn hết là tư tưởng mới, áp dụng chuyển đổi số vào công việc, để trước hết là số hóa dữ liệu, số hóa quy trình làm việc ( không phải phụ thuộc vào nhân sự cấp dưới-đây là một trong những mục tiêu của dự án mà chị nhắc đi nhắc lại nhiều lần ) tiến tới số hóa quá trình ra quyết định với sự trợ giúp của phần mềm.
Chính tính mới mẻ, dám chấp nhận thay đổi để hoàn thiện. Dĩ nhiên sẽ có những rủi ro, nhưng đi cùng với đó là những lợi ích to lớn cũng như sự hoàn thiện bản thân, tự tạo thêm tình yêu trong công việc. Bởi tình yêu luôn cần sự tươi mới mà đúng không mọi người.
Phần 4- Cộng đồng.
Mình cũng chân thành cảm ơn anh chị nào đã giới thiệu Bravo cho khách hàng này của mình. Rõ ràng, lời giới thiệu đến từ bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng những người làm nghề chuyên nghiệp sẽ có giá trị hơn gấp trăm lần những lời quảng cáo, marketing trên các phương tiện truyền thông. Trong buổi demo với chị, mình có kể ra một số cái tên trong ngành mà chị có thể biết, may mắn sao khi một trong số đó là đối tác của chị và chị cũng chia sẻ là có một người bạn thân của chị đã dùng phần mềm Bravo và rất thích khâu chăm sóc, dịch vụ sau nghiệm thu tận tình của Bravo nên giới thiệu cho chị. Cũng phải nói rằng, chị đã may mắn có những người bạn, đồng nghiệp để cùng chia sẻ và giải quyết khó khăn trong công việc.
Phần 5-Tạm kết
Vậy thì tại sao phải trở thành Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ ?
Qua câu chuyện của người chị vừa rồi, mình nhận thấy có một con đường mòn mà khá nhiều anh chị nằm ở thái cực thành công đã đang và sẽ trải qua. Đó là chuyển đổi số, nói hoa mỹ thì là chuyển đổi số, nói bình dân thì là hệ thống hóa quy trình làm việc, dữ liệu, ra quyết định dựa trên số liệu.
Doanh nghiệp phải lớn lên, phải tăng trưởng thì thu nhập của người lao động mới được tăng theo, quy mô nhân sự mới gia tăng, cơ hội thăng tiến mới rộng mở. Mà khi doanh nghiệp lớn lên, quy trình liên phòng ban, dữ liệu sinh ra nhiều thì hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp giống như bộ quần áo cho doanh nghiệp cũng phải thay đổi kích thước. Chính vì vậy, ngoài việc tự chủ trong công việc để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp và gắn kết với đồng nghiệp để giải quyết khó khăn trong công việc, quản lý phòng tài chính-kế toán nói riêng và quản lý các phòng ban nói chung phải trang bị thêm cho mình kiến thức-kỹ năng-kinh nghiệm về chuyển đổi số hay nói cách khác là Phải trở thành Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ.
Cùng xem thêm những bài viết trong chủ đề: Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ của mình ở đây nhé.