Ai cũng muốn Về quê khởi nghiệp, nhưng Khởi nghiệp cái gì thì không ai nói?
1. Tình cờ đọc được bài viết này trên Facebook, From Tiến Tiến Nguyễn – Founder The Moshav Farm: https://www.facebook.com/themoshavfarm/
“Cứ mở ra đại rồi làm”
Bữa bác Andy bên Malaysia nói với tui. Tao mở công ty ở trên cao nguyên Cameron xong rồi bắt đầu nghĩ cách làm ăn. Hàng ngày chạy lòng vòng coi ở địa phương có cái gì có thể bán được thì chào bán. Chứ không có ngồi lập phương án kinh doanh gì như trong trường dạy. Ổng nói nếu ngồi lập phương án, phân tích này nọ xong thì xưa nay chưa thấy ai triển khai làm. Mà sẽ trở thành thầy giáo dạy khoa quản trị kinh doanh. Những sinh viên ngồi phân tích và lập kế hoạch này nọ, xong thì cũng không thấy ai đi triển khai mà sẽ đi xin việc, 100%. Thực tế nó khác, cứ mạnh dạn mở ra rồi làm. Tới nơi có cái gì lạ lạ, ở lâu vài tháng sẽ thấy có cái mà các vùng khác cần.
Mà tui thấy cũng đúng trường hợp công ty tui. Lúc về farm, tui thiệt sự không biết sẽ làm gì, sẽ lấy gì để bán. Nhưng cuối cùng, thông qua lao động mỗi ngày: sẽ thấy lá cây sấy khô làm lá xông, sẽ lấy lá bạc hà chưng dầu gió. Lấy bùn và bột chùm ngây làm mặt nạ, sẽ nuôi hươu nai và lấy nhung chưng tổ yến cho mọi người ăn. Trồng nấm linh chi và đóng gói….
Tui thiết nghĩ, nếu ai thích mở doanh nghiệp ở nông thôn, cứ bày ra làm, rồi tính tiếp vậy. Còn ngồi phân vân có nên mở hay không thì sẽ không mở. Ai hiện giờ chưa biết làm gì thì cứ tới cty tui, tui sẽ nhận vô, rồi cùng nhau nghĩ ra việc kiếm xèng. VP cty tui có một ngàn mét vuông, giờ thấy lớn nhưng vài bữa sẽ nhỏ, vì sẽ có cả trăm nhân viên.
Cả team tui nằm lòng câu này:
“Không chờ rảnh mới làm, mà làm để rảnh hơn!
Không chờ có tiền mới làm, mà làm để có nhiều tiền hơn!
Không chờ giỏi mới làm, mà làm để giỏi!
Không chờ học xong mới làm, mà làm để được học!
Không chờ hiểu mới làm, mà làm để mà hiểu!
Không chờ chắc chắn thành công mới làm, mà làm để tạo ra thành công!
Không chờ được ủng hộ mới làm, mà làm để có người ủng hộ!
Không chờ đủ mối quan hệ mới làm, mà làm để có nhiều quan hệ hơn!
Không chờ đủ điều kiện mới làm, mà làm để tạo ra điều kiện!”
2. Ngẫm lại mới thấy: mỗi vùng địa phương đều có thế mạnh và nét đặc trưng của riêng mình, từ đất đai, thổ nhưỡng; khí hậu.
Ngoài khía cạnh có thể khai thác: Là sản vật, thì ngoài ra còn có bí quyết- thương hiệu truyền thống, và con người.
Nói đến về quê khởi nghiệp, ta thường hay nghĩ đến là bán sản phẩm đặc trưng của quê hương. Chính là sản vật- hay về mặt kế toán là tập trung vào nguyên vật liệu đặc biệt của quê hương- 621.
Ngoài ra có thể là kinh doanh dựa trên thương hiệu vùng miền. Ví dụ như phong trào OCOP: Bình định thì có rượu Bầu Đá, Dừa Tam Quan. Tựu chung là dựa trên bản quyền thương hiệu, một loại tài sản vô hình_627 như trong kế toán.
Riêng có một yếu tố về mặt con người thì ít được khai thác và để ý đến (yếu tố 622).
Anh em cứ về quê mà thấy, cũng có những doanh nghiệp, những công ty, những người chủ giàu có. Về quê không sợ không biết làm gì, thấy có thị trường thì nhảy vô mà làm.
Ví dụ như ở quê tôi, có người thu mua phế liệu nấu lại phôi để bán. Hay có người mở nhà hàng ở quê và làm ăn tốt mở thêm 2-3 cái nữa.
3. Như chuyện sáng nay đi mua đồ ăn sáng cũng làm mình ngộ ra nhiều điều về câu trả lời cho câu hỏi. Ai cũng muốn Về quê khởi nghiệp, nhưng không ai nói Khởi nghiệp cái gì?
Số là có một quán bún chay bán rất chạy ở gần khu mình, quán bán mang đi, cô chủ làm không ngưng tay, có cả người phụ bán. Tuy nhiên quán hay nghỉ vào các ngày cuối tuần, hình như là cô chủ có thói quen đi lễ chùa hay từ thiện gì đó vào các ngày cuối tuần. Sáng chủ nhật hôm nay cũng là một ví dụ. Thường ngày mình cũng để ý có một quán bún chay bán ăn theo quán bún chay nổi tiếng. Tuy quy mô nhỏ hơn nhiều nhưng cũng thấy có người mua. Mình cũng mua về ăn thử, dù gì sáng nay cũng thèm ăn bún chay.
Đánh giá về quán này của mình như sau:
- Quy mô quán nhỏ hơn: tuy nhiên mua về nên cũng không ảnh hưởng nhiều. Chỉ có điều là về mặt cảm quan an toàn vệ sinh, mình thấy thấp hơn so với quán nổi tiếng kia. Chấm điểm 0-1.
- Về chất lượng đồ ăn: thứ nhất là thành phần chính: bún. Không có gì khác biệt so với quán nổi tiếng. Khả năng là cùng một nhà cung cấp. Về nguyên vật liệu phụ: Nước chấm; rau; chả chiên: mùi vị cũng rất ổn, so với quán nổi tiếng thì có thể chấm khoảng 8/10. Ngoài ra, quán này còn có thể một số nguyên liệu khác so với món nổi tiếng: như nấm và chả chiên (nhiều hơn 1 cái). Rõ ràng là muốn lấy số lượng để cạnh tranh với chất lượng đây. Tóm lại, đồ ăn thì là 1-1.
- Về bao bì đóng gói: như nhau. Cũng là 1-1.
- Cuối cùng là về giá cả, 2 quán đồng giá. 1-1.
- Thái độ phục vụ, quán mới này chưa niềm nở giao tiếp với khách hàng cho lắm. Nhưng chắc có lẽ là do tính cách có phần rụt rè của 2 vợ chồng. Điểm này thua 0-1 nhé.
Tổng kết kết quả là: 3-5.
Kết luận là mình hài lòng với buổi ăn thử sáng nay. Tuy nhiên, để có thể đưa ra lựa chọn nếu lần sau 2 quán cùng bán thì mình vẫn chọn quán nổi tiếng. Nếu như quán mới cải thiện được thái độ phục vụ: vui vẻ và niềm nở hơn nữa, chắc chắn quán sẽ giữ chân được khách hàng dài dài
4. Vậy, nếu bản thân mình bắt buộc phải về quê lập nghiệp thì chiến lược của mình rút ra là.
- Chọn một thì trường đang có: có thể là tập khách hàng ở quê hoặc là mô mô hình đang tiềm năng ở quê (đã có người khai sáng). Dĩ nhiên là thì trường phải đánh giá lại là có tiềm năng và không có sự cạnh tranh quá lớn.
- Cung cấp sản phẩm với chất lượng tương đương sản phẩm tốt nhất đang có và cố gắng để cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Ít nhất là cũng phải ngang bằng với đối thủ tốt nhất trên thị trường.
- Phân tích và chờ đợi cơ hội đối thủ lơi lỏng, không cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng để chiếm lấy lòng tin của khách hàng. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Chi tiết hơn là kỹ năng Sourcing và Costing với các nguồn lực và thế mạnh địa phương. Có thể sử dụng công cụ cào dữ liệu trang vàng như là 1 nguồn tham khảo để list các nguồn sourcing ở địa phương. Ví dụ là ở Bình Định chẳng hạn.
5. Tham khảo thêm danh mục sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Mình cũng đã trích xuất dữ liệu từ danh mục sản phẩm và ngành hàng trên Shopee để tiện thống kê và tham khảo. Cơ cấu sản phẩm theo ngành hàng và số lượng mã hàng khá là đa dạng:
Cùng với đó, mọi người có thể tham khảo số liệu doanh số bán theo dòng sản phẩm. Thông qua một số bên cung cấp báo cáo thị trường, ví dụ như: metric.vn
Mọi người có thể xem nhanh bảng tra cứu bằng file excel ở đây để tham khảo và lựa chọn. Nhất là trong trường hợp chưa biết là có những danh mục ngành hàng gì và những mặt hàng nào đang được thương mại trên thị trường. Đây có thể là 1 ứng dụng nhỏ để tìm ra ý tưởng về sản phẩm phù hợp với sở thích hoặc thế mạnh của cá nhân.
Tản mạn về công việc sales phần mềm
Có thể nói đặc tính của người miền trung rất phù hợp với tính chất của nhiều công việc, không chỉ là những công việc cần sự tỉ mỉ, khéo léo như may mặc mà còn là những công việc thiên về dịch vụ và công nghệ như ngành IT-phần mềm.
Về quê khởi nghiệp, thực ra cũng không cần phải là cung cấp sản phẩm dịch vụ gì đó cho khách hàng và thị trường ở quê , mà ngoài ra còn là khai thác yếu tố đặc trưng, thế mạnh của vùng miền quê Hương: nhất là giá trị con người để bán đi cho các nơi.
Đây cũng chính là điều làm mình tự tin với công việc sales phần mềm khi đội ngũ kỹ thuật công nghệ của Bravo-HCM có số lượng lớn các anh chị ở dải đất Bình Định nói riêng và miền Trung thân thương nói chung.
Khi so sánh việc làm sourcing giữa một công ty IT (chẳng hạn như công ty phát triển phần mềm ERP) và một công ty sản xuất (ví dụ như sản xuất nội thất, thủ công mỹ nghệ), ta có thể thấy một số điểm tương đồng cơ bản, mặc dù môi trường hoạt động và sản phẩm cuối cùng rất khác nhau. Dưới đây là những điểm tương đồng chính giữa hai lĩnh vực này:
1. Tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy
- Công ty IT: Cần tìm kiếm các nhà cung cấp phần cứng, phần mềm, API, dịch vụ cloud, và các công cụ phát triển chất lượng cao.
- Công ty sản xuất nội thất: Cần tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu (gỗ, kim loại, vải), máy móc, và các công cụ sản xuất chất lượng cao.
Điểm tương đồng: Cả hai loại công ty đều cần tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo rằng nguyên liệu hoặc dịch vụ họ sử dụng có chất lượng cao, ổn định và phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất hoặc phát triển.
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng
- Công ty IT: Đàm phán các điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ cloud, API, phần mềm bên thứ ba, hoặc dịch vụ IT outsourcing.
- Công ty sản xuất nội thất: Đàm phán các điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, hoặc dịch vụ gia công.
Điểm tương đồng: Cả hai công ty cần thực hiện quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng chặt chẽ để đảm bảo các điều khoản có lợi và hạn chế rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm.
3. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
- Công ty IT: Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ cloud, phần mềm, API, và các nguồn lực kỹ thuật khác để đảm bảo quá trình phát triển và triển khai phần mềm diễn ra suôn sẻ.
- Công ty sản xuất nội thất: Quản lý chuỗi cung ứng nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến các khâu sản xuất, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.
Điểm tương đồng: Cả hai công ty đều cần phải quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả để đảm bảo các nguồn lực đến đúng lúc, đúng số lượng và chất lượng, từ đó không làm gián đoạn quá trình sản xuất hoặc phát triển.
4. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)
- Công ty IT: Kiểm tra chất lượng các dịch vụ phần mềm, API, hoặc các công cụ phát triển trước khi tích hợp vào dự án để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động ổn định.
- Công ty sản xuất nội thất: Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, và sản phẩm hoàn thiện để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất.
Điểm tương đồng: Kiểm soát chất lượng là một yếu tố quan trọng trong cả hai ngành, nhằm đảm bảo sản phẩm cuối cùng (dù là phần mềm hay nội thất) đáp ứng yêu cầu của khách hàng và không có lỗi.
5. Quản lý rủi ro nhà cung cấp (Vendor Risk Management)
- Công ty IT: Đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ, bao gồm nguy cơ ngừng cung cấp dịch vụ, vi phạm bảo mật, hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Công ty sản xuất nội thất: Quản lý rủi ro liên quan đến việc cung cấp nguyên liệu không đạt chuẩn, trễ hạn hoặc tăng giá bất thường.
Điểm tương đồng: Cả hai loại hình công ty đều cần đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến nhà cung cấp để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng mong muốn.
6. Phân tích chi phí và tối ưu hóa nguồn lực
- Công ty IT: Cần phân tích chi phí liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ IT, phần mềm, cloud và tối ưu hóa các chi phí này để đảm bảo lợi nhuận tối đa.
- Công ty sản xuất nội thất: Phân tích chi phí nguyên vật liệu, lao động, và chi phí sản xuất khác để tối ưu hóa giá thành sản phẩm và lợi nhuận.
Điểm tương đồng: Cả hai ngành đều yêu cầu phân tích chi phí chi tiết để đưa ra quyết định mua sắm hợp lý và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực.
Tóm lại:
Mặc dù môi trường làm việc và sản phẩm cuối cùng rất khác nhau, việc làm sourcing trong cả hai lĩnh vực IT và sản xuất đều có những điểm tương đồng trong các khía cạnh như tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, quản lý rủi ro, và phân tích chi phí. Những yếu tố này đều góp phần quan trọng vào sự thành công của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và duy trì lợi nhuận.
REVIEW SÁCH: KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CHO ÔNG CHỦ NHỎ
Cuốn sách chia sẻ những câu chuyện kinh doanh các sản phẩm đơn giản từ bán bánh nướng, bán chân giò xông khói, bán đặc sản quê hương….Nhưng đồng thời tác giả cũng phân tích và đưa ra những giải thích cặn kẽ rằng tại sao lại nên làm cái này và không nên làm cái kia. Kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ một cách rất “Đời”, không quá nặng lý thuyết giáo điều. Tuy cuốn sách đặt tiêu đề là “ông chủ nhỏ” nhưng không có nghĩa là chỉ phù hợp với mô hình tự kinh doanh. Mà còn có thể áp dụng cho mô hình doanh nghiệp, hay đối tượng nhân viên kinh doanh trong các công ty.