Đầu tư công và triển vọng năm 2023 ?

Phần 1- Đầu tư công và triển vọng năm 2023

Thực trạng là số vốn kế hoạch của năm 2022 còn lại phải giải ngân là khá lớn, khoảng 282 nghìn tỷ đồng, trong đó các bộ, cơ quan trung ương chiếm 30,5%; các địa phương chiếm 69,5%.

Hiện vẫn còn 8,3% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tễ-xã hội chưa phân bổ; việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn rất chậm, gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân tại sao? Thủ tướng cũng nêu ra quan điểm:

“Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, nhất là công tác lập kế hoạch vốn, chuẩn bị đầu tư ở một số cơ quan chưa sát với thực tế. Quy trình thủ tục còn mất nhiều thời gian, sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa chặt chẽ, người đứng đầu e ngại trách nhiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt; việc xử lý sai phạm chưa kịp thời, nghiêm minh”.

Đây là một số thông tin trích dẫn từ bài báo.

Theo hiểu biết và trải nghiệm của mình khi làm việc với một số doanh nghiệp nhà nước. Thì quy trình thẩm định, phê quyệt, giải ngân của các dự án thuộc quản lý của các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư rất phức tạp.

  1. Phê duyệt chủ trương: Đi từ lập báo cáo tiền khả thi à Uỷ ban tỉnh/ các cấp ban ngành liên quan phê duyệt.
  2. Thẩm định: Có sự thẩm định độc lập của cơ quan thẩm định / kiểm toán; so sánh với các dự án đơn vị cùng ngành.
  3. Đấu thầu: Với giá trị dự toán đã được thẩm định; tiến hành soạn hồ sơ mời thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu.
  4. Triển khai-giám sát tiến độ và nghiệm thu: Với chủ đầu tư dự án là công ty nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm giám sát chính; có thể có các cấp ban ngành liên quan là đơn vị giám sát; kiểm tra nghiệm thu.
  5. Giải ngân: Nguồn ngân sách dự án: Ngân sách tỉnh/ nguồn vốn công ty.

Quy trình này, theo mình chỉ là 1 trong số ít các nguyên nhân làm cho việc giải ngân vốn đầu tư công bị chậm so với tiến độ.

Triển vọng 2023 vẫn là tươi sáng cho đầu tư công và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái này.

Mời mọi người xem thêm báo cáo phân tích của BSC để có cái nhìn rõ hơn về dự báo năm 2023.

Phần 2 –Tiếp nối phần 1-Quản lý dự án

Mình đã có 1 bài viết chia sẻ về quy trình quản lý trong 1 công ty xây dựng ở đây.

Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp loại có cơ cấu tổ chức khác nhau, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có các phòng ban chức năng đúng theo ứng dụng phần mềm bao gồm:

  1. Phòng chi phí và hợp đồng
  2. Phòng mua hàng và cung ứng vật tư
  3. Phòng Kho
  4. Phòng ql máy móc và cho thuê thiết bị
  5. Phòng tài chính kế toán
  6. Phòng nhân sự -lương

Vậy thì liệu quy trình và giải pháp phần mềm theo mô hình và video ở bài viết số 1 liệu còn phù hợp ?

Picture1

Lấy ví dụ, một công ty xây dựng khác, có cách tổ chức các phòng ban theo luồng làm việc như sau

2022-11-29_8-03-55

Phần 3 –Phân quyền và hiệu chỉnh theo từng quy trình của khách hàng.

Căn cứ trên quy trình vận hành thực tế của khách hàng, Bravo sẽ tiến hành phân quyền và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp – Đây chính là ý nghĩa của việc hiệu chỉnh, chứ không phải hiệu chỉnh là viết lại phần mềm từ đầu nhé. Tức là Bravo có sườn giải pháp đầy đủ, Việc của Bravo là phân quyền, thiết kế lại layout, dữ liệu và phân luồng dữ liệu cho phù hợp với quy trình của khách hàng. Cụ thể, mình có thể phần phân tích như sau:

1. Phân hệ CCM: Cost Contract trên phần mềm –> phân rã theo chức năng của từng phòng ban, cụ thể:

  • Khối Văn Phòng:
      • CM: Contract Management: quản lý hợp đồng với thầu phụ, chủ đầu tư và Xây dựng mã công trình.
      • QS: Quản lý BOQ
      • Costing: quản lý giá thành; BOM costing.
      • Kế hoạch : tương đương chức danh Admin.: Quản lý BOM kế hoạch; tổng hợp yêu cầu vật tư từ công trường.
  • Công trường: Phát sinh Yêu cầu vật tư; Bill thanh toán thầu phụ; tổ đội; Nhà cung cấp.

2. Phân hệ Mua hàng cũng tương tự:

  • Khối văn phòng: chia làm 2 mảng:
    • Mua mới: quy trình thu thập báo giá nhà cung cấp; đơn hàng mua; theo dõi mua hàng; đề nghị thanh toán.
    • Điều chuyển: Kiểm tra tồn kho; lập phiếu điều chuyển; Lên lịch xe/ thuê ngoài, cập nhật chi phí phát sinh.
  1. Phân hệ Kho:
  • Khối văn phòng: theo dõi điều chuyển, nhập xuất tồn toàn bộ các công trình.
  • Công trình: lập phiếu nhập-xuất tồn từng công trình.
  1. Phân hệ tài chính kế toán, xây dựng layout riêng cho từng nhóm chức năng/ người dùng của phòng kế toán, cho phép vừa kế thừa dữ liệu tương ứng phát sinh ở các phân hệ bên trên, vừa bảo mật dữ liệu giữa các user với nhau.
    • Chi phí/ ngân sách/ hợp đồng quyết toán
    • Chủ đầu tư à Claim hợp đồng
    • Bảo lãnh/ ngân hàng/ tiền mặt
    • Gía thành
    • Kế toán mua hàng
    • Kế toán kho
    • Kế toán tài sản/ccdc
    • Kế toán tổng hợp
Đây cũng chính là kết quả của việc giải quyết 3 bài toán cho khách hàng: Chậm-Thiếu-Khó.
  • Chậm thì thiết kế từng layout riêng cho từng user, các chức năng nào không cần thì bỏ bớt đi; giao diện sẽ đỡ rối, chức năng cô đọng nên chạy cũng sẽ nhanh hơn; cộng thêm dữ liệu lưu trữ và chạy trên server –> cấu hình ổn thì hệ thống sẽ chạy nhanh.
  • Thiếu thì thiết kế cho đủ, cho từng user.
  • Khó thì kỹ thuật triển khai của Bravo sẽ làm cho dễ, bằng cách hiệu chỉnh cho phù hợp với quy trình thực tế mà khách hàng đang làm hằng ngày; cộng thêm dịch vụ hỗ trợ trước khi nghiệm thu và tài liệu hướng dẫn sử dụng. Nếu trong quá trình hậu nghiệm thu có gì thắc mắc;; vướng và lỗi thì sẽ có bộ phận bảo hành-bảo trì chuyên trách để hỗ trợ user 1 vs 1.

Phần 4 –giới thiệu phần mềm ERP Bravo cho doanh nghiệp xây dựng.

Link sách: Sách hay về đề tài xây dựng; đầu tư cơ bản.

BÍ MẬT NHỮNG CUỘC ĐỜI

Một tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Như Phong đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2005 trong series Cảnh sát hình sự.

Tiểu thuyết kể về nhân vật Lân, từ một anh bán thịt lợn, mê đi câu mà có cơ duyên làm con nuôi của ông Hiển-Chủ tịch tỉnh Nam Sơn. Lân được bố nuôi sắp xếp để về đầu quân cho công ty xây dựng Hoa Ban Trắng, tiền thân của Tổng Công Ty Xây Dựng Nam Sơn sau này.

Dự án Nam Sơn 03 là dự án trọng điểm mà ông Hiển chủ tịch tỉnh Nam Sơn và ông Thạc-Thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư vẽ ra để trục lợi. Lân là quân cơ chiến lược trên bàn cờ mà ông Hiển và Ông Sơn đã dày công xây dựng.

Cùng với Lân là phó tướng Hoàng, một tay khôn ngoan và đầy mưu mô.Cùng với đó là Hải, tay sai đắc lực của Lân và Hoàng, Hải cũng là người trực tiếp nhúng tay gây ra cái chết cô Hồng- phụ trách tài chính-kế toán của Tổng công ty Nam Sơn, người nắm trong tay các chứng cứ chi tiêu rút ruột của Lân và Hoàng và cùng với các chết của Túc, lái xe của Thư-giám đốc công ty Nam Thư.

Lại nói về việc tranh giành miếng bánh trong một dự án lớn của tỉnh. Luôn có các phe phái tranh giành, trong dự án Nam Sơn 03 đó là Lân-đại diện cho ông Hiển-chủ tịch tỉnh là Thư-công ty xây dựng Nam Thư- đại diện cho ông Nam-Trưởng ban quản lý dự án Nam Sơn 03. Ông Nam đồng thời cũng là Phó chủ tịch Tỉnh. Nhưng người cao tay hơn cả vẫn là ông Thạc, thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư. Dù miếng bánh bên dưới có ăn chia nhau như thế nào thì ông Thạc vẫn được hưởng lợi.

Thương trường như chiến trường, xuất phát từ sự tranh giành quyền lợi trong các gói thầu của dự án Nam Sơn 03. Lân đã chỉ đạo cho Hoàng và Hải hạ bệ Thư và công ty Nam Thư. Việc này cũng xuất phát từ việc Thư đã có bằng chứng về việc Lân mua bằng giả và dự định dùng con bài này để Lân chia cho các gói thầu trong dự án. Hoàng và Hải đã đạo diễn một vở: Gắp lửa bỏ tay người, khi gài 2 bánh heroin vào xe của Thư. Cảnh sát còn phát hiện thêm một bảng ghi chép các khoản hối lộ của Thư cho các quan chức trong tỉnh và bộ. Để diệt khẩu, Hải còn theo chỉ thị của Hoàng mà cho Túc-tài xế của Thư đi chầu trời.

Hạ bệ được Thư, Lân càng lộ rõ những yếu kém trong quản lý và kiểm soát chất lượng dự án, khi mà các gói thầu được chia nhỏ, bán cho các bên B phẩy để đút túi tiền lại quả. Hậu quả là các công ty thi công kém chất lượng; rút ruột công trình, thuê nhân công kém chuyên môn. Sự việc này đều được Hồng, quản lý tài chính-kế toán nắm được. Cô quyết tâm đưa việc này ra ánh sáng. Chính việc này cũng dẫn đến bi kịch cho Hồng, khi cô bị Hải thuê giang hồ dằn mặt, chẳng may bị đuối nước mà không qua khỏi.

Với các tội về kinh tế: như làm thất thoát tài sản nhà nước và đưa hối lộ, Lân đã đủ để chịu án tử hình. Cộng thêm 2 mạng người, Lân đúng là tự gánh lấy hậu quả. Nhưng khó xử nhất vẫn là câu chuyện của hai người bạn từ thuở nhỏ, Lân và Vũ, người học trò cũ của cha Lân-thầy giáo Hàn. Vũ là trưởng ban chuyên án điều tra về dự án Nam Sơn 03. Suy cho cùng, Lân đã có được cái mình muốn, đó là quyền lực. Nhưng thứ quyền lực ấy không đến từ năng lực mà Lân chỉ là may mắn trở thành một quân cờ trên bàn cờ, được đặt vào vị trí có quyền lực để cho người khác sai khiến. Đúng như dự đoán của Thúy, người đã giúp nâng tầm Lân những ngày đầu khi Lân còn nhiều hoài nghi tiếp nhận công việc phụ trách kinh doanh ở công ty xây dựng Hoa Ban Trắng rằng: Hoàng là một tên nên tránh xa.

Kết cục cuối truyện, Hải khai nhận chủ mưu thực sự trong hai vụ án hình sự gây ra cái chết của Túc và cô Hồng chính là Hoàng. Lân tự tử khi chưa kịp gặp con gái trước khi thi hành án tử hình.

Đây là một cuốn tiểu thuyết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, góc nhìn về một dự án đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước: một khu dân cư; tái định cư; các công ty công cộng; điện đường trường trạm. Quy trình từ khi lập và thẩm định, phê duyệt dự án đến khi dự án được phê duyệt và bố trí ngân sách. Qúa trình đấu thầu và phân chia miếng bánh của dự án đến cuối cùng là các vụ đại án kinh tế. Trong đó, vai trò của các đối tượng trong từng giai đoạn cũng được mô tả rõ, những mảnh đời, lối sống, gia cảnh trong tiểu thuyết phản ánh một cách chân thật như trong cuộc đời thực vậy.