Nỗi đau của người làm chuyển đổi số nội bộ ?

Phần 1- Câu chuyện Kế toán trưởng mới nhận chức và gặp phải một hệ thống chưa đáp ứng nhu cầu quản trị thì phải làm thế nào?

Vấn đề kế toán trưởng mới về tiếp nhận hệ thống phần mềm Kế toán quản trị/ ERP và bộ máy kế toán của công ty. Thường sẽ có nhiều vấn đề cần điều chỉnh hoặc thấy chưa phù hợp.

Về phía phần mềm, việc phát sinh yêu cầu sửa đổi phần mềm, lại đang theo quy trình tiếp nhận bảo hành-bảo dưỡng, do đó, nhiều nội dung điều chỉnh sẽ không nằm trong phạm vi bảo hành-bảo trì mà phải phát sinh phụ lục/chi phí. Đây là 1 điều mà phần lớn KTT không cảm thấy hài lòng.

Yếu tố thứ 2, đó là về tuổi thọ của hệ thống phần mềm ERP. 

Cũng giống như một ngôi nhà, việc đập phá điều chỉnh không phải lúc nào cũng thực hiện được. Ba mình thường nói: “Đời người phải xây nhà ít nhất là 2 lần. Lần đầu tiên, là lúc lấy vợ sinh con, xây ngôi nhà đầu tiên của mình. Lần thứ 2, chính là đập đi xây lại sau hơn 20 năm, vì cái gì cũng có tuổi thọ của nó, mảnh đất miền trung nắng mưa bão gió nhiều, cũng đến lúc bỏ cái cũ đi, cái mới tới”.

Hệ thống phần mềm ERP trong doanh nghiệp cũng vậy, thường thì từ 7-10 năm là tuổi thọ của một hệ thống phần mềm. Phần vì công nghệ thay đổi nhanh và liên tục, phần vì yếu tố con người vận hành, mỗi quản lý, nhân sự có tư duy quản trị riêng, phần mềm chỉ là công cụ để nhân sự quản lý công việc. Do đó, với người này, chức năng này không cần dùng đến, nhưng với người khác lại không thể thiếu.

Cách giải quyết tốt nhất ở đây, mình đưa ra là:
  1. Bản thân các anh chị mới tiếp nhận hệ thống phải review tổng thể và gửi cho nhà cung cấp phần mềm tổng hợp các yêu cầu để NCC đưa ra câu trả lời:
  • Nội dung nào điều chỉnh được và có phát sinh chi phí thêm hay không, có rủi ro gì về mặt hệ thống không
  • Nội dung nào không. Dĩ nhiên, là căn cứ vào khả năng đáp ứng của hệ thống hiện tại; tuổi thọ cũng như nền công nghệ của bản phần mềm và các yếu tố tính an toàn và ảnh hưởng đến toàn hệ thống nữa.
  • Việc này đòi hỏi phải có thời gian của anh chị mới để sử dụng và tìm hiểu tổng quan trước khi gửi tổng hợp lại cho Bravo. Có thể là 1 tháng hoặc nhiều hơn, thời gian nghỉ này là cần thiết cho cả hai bên.
  1. Sau đó, NCC sẽ phản hồi lại chị, nội dung nào chỉnh sửa được; nội dùng nào không; hoặc đề xuất một phương án khác: nâng cấp chẳng hạn nếu trong trường hợp NCC đánh giá hệ thống không đáp ứng được.
  2. Sau khi nhận được phản hồi của NCC, anh chị phải chủ động đánh giá lại, nếu phù hợp, sẽ tiến hành các bước tiếp theo của đề xuất đó. Giống như một ngôi nhà, xây xong muốn chỉnh sửa, thì phải xem đến tính hệ thống, đâu phải muốn chỉnh, đập đi xây lại là được, đổ cả một ngôi nhà như chơi. Nên vấn đề khi một kế toán trưởng mới vào công ty là phải xử lý vấn đề này. Chưa kể, bước tiếp theo, sau khi hệ thống hóa các yêu cầu xong, thì tới bước giải trình báo giá, xin ngân sách ban giám đốc để triển khai nội dung này.

Chưa có gì, xây lên từ đầu thì dễ hơn là có sẵn mà không phù hợp phải điều chỉnh: đập sửa lại. Đôi khi đập hết, xây mới lại dễ hơn là sửa. Khi đó bài toán đầu tư cần xem xét lại, liệu hệ thống cũ đã khấu hao hết và giá trị thu hồi về đã thỏa mãn chủ đầu tư chưa.

Phần 2- Mở rộng hơn, đối với việc triển khai ERP, nỗi đau của trưởng dự án là..

Trong trường hợp đã thuyết phục được sếp đồng ý triển khai phần hoặc nâng cấp mềm ERP thì vẫn có những khó khăn xảy đến, mà những khó khăn này cũng nhiêu khê không kém gì trước và sau khi ký hợp đồng. Đó là vấn đề về con người-sự đồng thuận từ các phòng ban. Do đó, trưởng dự án phải ăn ở như thế nào để hợp lòng các phòng ban. Nếu không hợp lòng các phòng ban thì sao?  Mình cũng đã có một trải nghiệm với một đối tác: anh Tamatrana, ra và vô công ty 2 lần nhưng cũng không thể hoàn thành dự án với vai trò trưởng dự án phần mềm ERP được.

Đơn vị cung cấp phần mềm, dịch vụ triển khai cũng phải có một lộ trình, kế hoạch triển khai phù hợp. Ví dụ sau đây là kế hoạch khảo sát mà khách hàng đưa ra:

+ TUẦN 1: Khách hàng chuẩn bị và gửi lại NCC file tổng hợp yêu cầu để NCC chuẩn bị trước,

+ TUẦN 2: Gặp trao đổi về từng nội dung yêu cầu.

+ TUẦN 3: NCC đưa ra giải pháp

+ TUẦN 4: Khách hàng đánh giá giải pháp toàn diện

Phần 3- Phân tích nỗi đau?

Một cách chủ quan, mình đưa ra sau đây là 3 nỗi đau lớn từ đó sinh ra lý do khách hàng thay đổi phần mềm quản trị doanh nghiệp:

  1. Đã áp dụng phần mềm nhưng không thành công và không hài lòng về dịch vụ.
  2. Chưa quản lý được các đặc thù ngành nghề.
  3. Muốn mở rộng sử dụng cho nhiều phòng ban.

Phần 4- Thiết kế dịch vụ-giải pháp cũng như ý tưởng quảng cáo?

Dựa trên nỗi đau mà mình phân tích được, sau đây là giải pháp tương ứng cho từng nỗi đau. Cũng một cách cá nhân theo tư duy của bản thân mình đề xuất:

1. Đã áp dụng phần mềm nhưng không thành công và không hài lòng về dịch vụ.

Dịch vụ tư vấn-triển khai-bảo hành phải rõ ràng về quy trình, đáp ứng đúng và đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, là về con người, cách giao tiếp và chăm sóc khách hàng trong quá trình làm dịch vụ phải tạo sự thân thiện, thiện cảm

Video tour văn phòng công ty; Video một ngày làm việc của nhân viên công ty các bộ phận; phòng ban.

2. Chưa quản lý được các đặc thù ngành nghề.

Chuyên sâu về giải pháp chuyên môn -quản trị, demo phần mềm phải đánh đúng các yêu cầu đặc thù theo từng ngành nghề của khách hàng. Mỗi sales nên là một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, đi sâu xác và cụ thể từng vấn đề.

Workshop; Seminar về các đề tài; ngành nghề đặc thù: Ví dụ_chuỗi showroom Ô tô-Xe máy

3. Muốn mở rộng sử dụng cho nhiều phòng ban.

Khả năng mở rộng và tích hợp trong tương lai tùy theo yêu cầu của khách hàng: đi từ Kế toán; mở rộng Nhân sự-tiền lương; đến quản lý sản xuất -kho; đến CRM.

Case-study thành công của các khách hàng ứng dụng quản lý cho nhiều phòng ban

Phần 5- Chạy quảng cáo và phân tích kết quả?

  1. Phân tích từ khóa:

+ Phân tích từ khóa ngách. Ví dụ: Phần mềm ERP ngành gỗ: 100-1000 / tháng. Allintitle: 26.  Tiềm năng đúng không nào? Hay một ví dụ khác về ngách phần mềm quản lý cửa hàng xe máy.

Keyword

Currency

Avg. monthly searches

Competition

Competition (indexed value)

Top of page bid (low range)

Top of page bid (high range)

phần mềm quản lý cửa hàng xe máy

VND

50

Cao

79

5971

23369

quản lý cửa hàng xe máy

VND

50

Trung bình

44

5504

11110

phần mềm quản lý head honda

VND

50

Trung bình

61

2572

8693

phần mềm quản lý sửa chữa xe máy

VND

50

Trung bình

44

3716

46765

phần mềm quản lý cửa hàng sửa chữa xe máy

VND

50

Trung bình

62

   

phần mềm quản lý cửa hàng bán xe máy

VND

50

Thấp

0

   

cách quản lý cửa hàng xe máy

VND

50

Cao

71

   

phan mem quan ly cua hang xe may

VND

50

Thấp

14

   

quản lý showroom xe máy

VND

 

Không xác định

     

+ Phân tích từ khóa chung: Xem file đính kèm.

Đã áp dụng phần mềm nhưng không thành công và không hài lòng về dịch vụ.

Chưa quản lý được các đặc thù ngành nghề.

Muốn mở rộng sử dụng cho nhiều phòng ban.

Tag:

Phần mềm quản lý (PMQL);

Vừa và nhỏ;

Kế toán quản trị;

Ứng dụng;

Tài liệu;

SAP;

Oracle

Tag:

Tài liệu;

Miễn phí;

Excel;

Xây dựng;

SAP;

Oracle

 

Tag:

Kho;

Bán hàng;

PMQL;

Sản xuất;

Nhân sự

Excel;

Ứng dụng;

Và Hành trình khách hàng; đặt mục tiêu cụ thể là quảng cáo của mình sẽ đặt trọng tâm vào khâu nào trong hành trình khách hàng: Ý định / Cân nhắc / Hành động.

Ý định

Cân nhắc

Hành động

Tag:

Review;

Best/ Top/ List;

Tag:

Báo giá

Tag:

Khuyến mãi

Best/Top/List

Best {Product} for {User} + {year}

Vd:

+ Top phần mềm ERP cho công ty dịch vụ ô tô-xe máy năm 2022

+ Top phần mềm quản lý bán hàng đa kênh (1,5 k)

+ Top báo cáo quản trị xưởng dịch vụ thông dụng

+ Top các mặt hàng bán chạy trong tuần trên Shoppee, Googles

 

Comparations

{Product} vs {Product}

{Product} vs {Product} is it worth upgrading

Ví dụ:

So sánh Bravo ERP vs SAP ERP

So sánh làm báo cáo thủ công excel và Power BI

So sánh các phần mềm bán lẻ: Haravan, Kios Việt, Misa….

 

Qùa tặng/Miễn Phí/ Giảm giá

Ví dụ:

+ Qùa tặng bộ tài liệu chuyển đổi số ngành Ô tô/Xe máy

+ 30 phút trải nghiệm phần mềm ERP Bravo cho showroom ô tô miến phí.

+ Giảm giá 10% phân hệ thứ hai khi triển khai phần mềm kế toán quản trị Bravo

+ Tặng miễn phí chức năng kết nối phần mềm hóa đơn điện tử trị giá 35 triệu đồng khi triển khai phần mềm Kế toán quản trị Bravo.

Reviews

Review {Product}

Ví dụ:

Reviews phần mềm ERP quản lý Showroom Ô tô

Reviews phần mềm CRM cho showroom Ô tô/ Xe máy (1k)

 

Helpful Guide + Answer to get the benefit

How to get more Views on Youtube

What {Product} is Some celeb is using?

Ví dụ:

Làm thế nào để quản lý chuỗi showroom ô tô/xe máy hiệu quả ?

Phần mềm ERP nào Thaco đang sử dụng ?

Công cụ lập báo cáo nào Thaco đang sử dụng ?

Tìm nguồn hàng và mặt hàng bán chạy ở đâu?

Website xyz kiếm tiền như thế nào ?

Làm thế nào để Bán chi tiết máy xuyên biên giới trên sàn Alibaba, Amazon ?

 

2. Xây dựng chiến dịch quảng cáo: Xem video đính kèm.

Bán hàng-Dịch vụ-Phụ tùng là bộ ba đi liền trong các showroom ô tô tiêu chuẩn 3S-4S.

Các chủ showroom dịch vụ ô tô ơi, anh chị có đang gặp khó khăn trong việc quản lý showroom hiệu quả, cải thiện, nâng cao hiệu suất hoạt động của nhân sự công ty?

Mình xin giới thiệu đến mọi người phần mềm quản lý showroom ô tô: Bravo phiên bản mới nhất.

Với các mẫu báo cáo tiêu biểu của phân hệ quản lý kinh doanh, chăm sóc khách hàng và xưởng dịch vụ, mọi người có thể nắm bắt tình hình hoạt động của showroom như:

Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi khách hàng;

Theo dõi hiệu quả công việc nhân viên;

Phân tích hiệu quả bán hàng;

Mọi người có thể để lại thông tin nhu cầu ở phần link đính kèm hoặc liên hệ ngay với mình qua số điện thoại: 090 147 9147 để được tư vấn chi tiết và trực tiếp trải nghiệm phần mềm tại ngay chính showroom của mình nhé.

3. Thiết lập cách đo lường quảng cáo

Cần biết mỗi ngày chi ra ví dụ 100k thì thu được về gì, bao nhiêu khách hàng liên hệ, cụ thể là quảng cáo nào; từ khóa gì, thời gian, địa điểm nào; page nào; kênh liên hệ nào:

  1. Gọi điện
  2. Điền Form
  3. Chat Zalo

Đây là bước cực kỳ quang trọng.

Sử dụng công cụ Google Tag Manager.

4. Tối ưu quảng cáo

Mục đích là tối ưu các nội dung quảng cáo, nhắm đúng đối tượng và đạt hiệu quả ngân sách tốt hơn.

  1. Cụm từ tìm kiếm
  2. Nội dung quảng cáo
  3. Đối tượng
  4. Thông tin nhân khẩu học
  5. Lịch quảng cáo
  6. Vị trí
  7. Thiết bị
5. Quảng cáo Remarketing

Đối với khách hàng sau khi đã click vào quảng cáo của bạn và đến trang landing page của bạn, về hành vi, khách hàng không mua hàng ngay mà còn so sánh đánh giá các NCC khác nữa. Do đó, việc theo đuổi, đeo bám khách hàng đã tiếp cận còn hỗ trợ khách hàng top of mind luôn nghĩ đến bạn.

Thiết kế thông điệp Remarketing để khách hàng.

Sử dụng công cụ Google Tag Manager.