Quản lý máy móc thiết bị ngành Công nghệ Ô tô – Nhựa

Phần 1- Giới thiệu

Xin chào tất cả các anh chị trong khối sản xuất, đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo và ngành nhựa.

Quản lý bảo hành-bảo dưỡng máy móc thiết bị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất vận hành của doanh nghiệp sản xuất: Công nghệ Ô tô, Nhựa. Cũng giống như việc chăm sóc sức khỏe cho máy móc sản xuất vậy. Việc chăm sóc sức khỏe định kỳ sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ gây ra các sự cố nghiêm trọng, gián tiếp giảm thời gian lãng phí và giúp cho việc vận hành một cách liên tục thay vì phải xoắn tay lên thực hiện khắc phục các sự cố phát sinh.

Tất nhiên là chúng ta không hề muốn lãng phí thời gian ngưng máy và thất thoát các chi phí gián tiếp rồi đúng không nào. Và tôi chắc chắn là các anh chị quản lý cũng sẽ đồng ý rằng chi phí bảo dưỡng xem ra chỉ như một viên kẹo khi so sánh chi phí sửa chữa. Vậy thì tôi sẽ giới thiệu cách mà Bravo đã lên kế hoạch thực hiện bảo dưỡng định kỳ để phòng tránh các chi phí phát sinh do khắc phục sự cố, đây là ứng dụng của một khách hàng mà tôi trực tiếp phụ trách trong ngành Cơ khí chế tạo, công ty sản xuất các linh kiện cơ khí phục vụ cho ô tô. Hy vọng là mọi người có thể áp dụng được vào doanh nghiệp của mình.

Phần 2- Quy trình quản lý trên phần mềm Bravo 8R2

            Khởi động với Bravo ERP và bài toán của khách hàng.

Bravo có kinh nghiệm triển khai cho nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghệ ô tô và phụ trợ. Một trong những khách hàng tiêu biểu nhất đó chính là Tập đoàn Thaco – Trường Hải

Chuỗi cung ứng và hệ sinh thái các doanh nghiệp trong nhóm ngành công nghệ ô tô bao gồm nhiều ngành như: Cơ khí chính xác, Nhựa kỹ thuật, Dây điện, Động cơ… Trong đó, mình cũng rất may mắn được chăm sóc một khách hàng FDI, chuyên sản xuất hàng cơ khí từ nguyên liệu Nhôm; Thép; Thép không gỉ; Đồng. Nhà máy sử dụng các máy dập thủy lực và máy dập trục khuỷu mới nhất công suất từ 50 tấn -300. Khách hàng của công ty này có thể kế đến nhiều đơn vị trong và ngoài nước, trong đó có Vinfast-một niềm tự hào của Việt Nam trong Auto Show 2021 và 2018 vừa qua: https://thanhnien.vn/vinfast-trinh-lang-o-to-dien-vf-e35-va-vf-e36-tai-los-angeles-auto-show-2021-post1401920.html

Vậy, với bài toán cụ thể đặt ra trong doanh nghiệp này là gì ?

Là một doanh nghiệp sản xuất, gia công cơ khí. Chuyên cung cấp các chi tiết mấy cho công nghệ ô tô. Bộ phận Maintenance của nhà máy : Plant Maintenance chia ra làm 2 nhóm chức năng: (mình xin phép để các từ chuyên ngành bằng tiếng anh, không dịch ra tiếng việt vì sợ không dịch sát nghĩa)

  • Mould Maintenance: có 3 tác vụ chính: Corrective; Preventive và Plans
  • Equipment Maintenance: cũng có 3 tác vụ tương tự là Corrective; Preventive và Plans

Trong đó, Plant Maintenance có các yêu cầu chung như sau:

  • Quản lý danh mục công việc và danh mục thiết bị
  • Quản lý Maintenance Plans
  • Quản lý Định mức vật tư tiêu hao Maintenance và chi phí tương ứng
  • Theo dõi và phân tích các chỉ số: MTTR và MTBF
  • Sử dụng mobile app để hiển thị thông báo notification, truy xuất thông tin Khuôn và Máy móc thiết bị
  • Mỗi người dùng được cấp quyền để điều chỉnh và tạo mới dữ liệu
Cụ thể chức năng yêu cẩu của khối Mould Maintenance:
  • Thêm thông tin đặc tả chi tiết kỹ thuật của Khuôn
  • Liên kết dữ liệu Khuôn với Mã sản phẩm, Số lượng sản phẩm, Danh mục máy để lên báo cáo thống kê
  • Cho phép khai báo thông tin các Part code or Spare part code (mã linh kiệt-vật tư sửa chữa, thay thế) của Khuôn
Chức năng yêu cầu của khối Equipment Maintenance:
  • Thêm thông tin Danh mục máy móc thiết bị: tên, ngày nhập, mã, nhà sản xuất
  • Mã máy là duy nhất
  • Liên kết dữ liệu Máy với danh mục Khuôn, Mã sản phẩm để lên báo cáo thống kê
  • Cho phép khai báo thông tin các Spare part của Máy (Mã linh kiện-vật tư sửa chữa, thay thế) của máy và tạo Kho để quản lý Máy móc thiết bị
Với Corrective Maintenance
  • Tạo mới và Đóng : Yêu cầu công việc
  • Tạo mới mã Items: Tên người phụ trách, Thời gian downtime, Linh kiện thay thế, Chi phí…
Với Preventive Maintenance
  • Tạo danh mục công việc
  • Người phụ trách
  • Linh kiện, vật tư, bộ
  • Thông tin ghi nhận: ngày, giờ, công cụ dụng cụ
  • Kế hoạch
Với Maintenance Planning
  • Tạo danh mục công việc
  • Tạo kế hoạch theo chu kỳ
  • Máy hoặc công cụ hiệu chuẩn
  • Ghi nhận lại các thông số máy liên quan
Và sau đây là giải pháp của Bravo:
Chi tiết tính năng quản lý
quytrinhbaoduongsuachua

Quy trình quản lý trên phần mềm Bravo chia ra làm 3 luồng công việc chính. Trọng tâm là luồng công việc Bảo dưỡng Định kỳ. Đầu kỳ, người dùng tiến hành xây dựng định mức bảo dưỡng cho Danh mục máy móc, thiết bị , khuôn của công ty, với chu kỳ bảo dưỡng có thể tính theo các đơn vị: Thời gian, công suất sử dụng, số lần sử dụng, tuổi thọ. Đây là công việc Maintenance Planning. Đầu ra của khâu này chính là Dự báo kế hoạch bảo dưỡng theo kỳ, theo bộ phận và chi tiết theo máy móc, thiết bị.

báo cáo kế hoạch bảo dưỡng

Đầu kỳ, bộ phận nghiệp vụ Mould Maintenance và Equipment Maintenance sẽ thực hiện bảo dưỡng định kỳ, tạo các Task dựa trên Kế hoạch bảo dưỡng có sẵn theo kế hoạch. Tất cả thông tin liên quan đến máy móc, Khuôn sẽ được cập nhật vào lịch sử trong danh mục Máy móc, Khuôn, phục vụ việc kiểm tra và lên báo cáo.

Song song với đó là công việc theo dõi thời hạn các chứng chỉ kiểm định để xin cấp mới khi hết hạn cũng như phục vụ báo cáo cho các bên audit.

Đặc biệt, khi có sự cố – báo hỏng, thực hiện luồng quy trình Corrective Maintenance bao gồm các phiếu chức năng: Lập biên bản, Lên kế hoạch sửa chữa và Thực hiện Work Order.

Chi tiết các tính năng, mời mọi người tham khảo tài liệu đính kèm.

Hoặc liên hệ để được xem demo trực tiếp phần mềm qua Online hoặc trực tiếp tại nhà máy.

Phần 3- Tính tiện lợi của giải pháp ?

  • Quy trình quản lý rõ ràng, thao tác đơn giản trên lưu đồ. Người dùng dễ dàng quan sát và nắm được quy trình làm việc bằng cách click chọn vào biểu tượng trên màn hình làm việc để thao tác, mở mới các phiếu chứng từ.
  • Danh mục máy móc thiết bị, danh mục Khuôn được thiết kế theo yêu cầu, lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến Máy móc, thiết bị, Khuôn trong cùng một màn hình làm việc. Ví dụ:
    1. Máy móc bao gồm các bộ phận, linh kiện, vật tư chi tiết nào: theo sơ đồ cây
    2. Đính kèm được các tài liệu hướng dẫn
    3. Các chứng chỉ, kiểm định
    4. Theo dõi được lịch sử các công việc phát sinh liên quan đến máy móc thiết bị như: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, thanh lý, hủy….
danh mục máy móc thiết bị
  • Xây dựng báo cáo quản trị theo yêu cầu, đúng với đặc thù và template sẵn có của khách hàng:
    1. Báo cáo nhu cầu vật tư bảo dưỡng định kỳ
    2. Dự tính kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo chu kỳ
    3. Báo cáo lịch sử trạng thái máy
    4. Bảng kê hoạt động máy móc thiết bị.
dự tính kế hoạch bảo dưỡng

Phần 4- Một vài lưu ý khi triển khai phân hệ Quản lý Máy móc thiết bị

Việc quản lý máy móc thiết bị dẫu quan trọng, nhưng cũng chỉ là một trong số các đầu vào của sản xuất. Ngoài ra còn có : Vật Tư, Nhân Công, Tài chính. Chưa kể trong quy trình quản lý Máy móc thiết bị còn liên quan đến nhiều quy trình khác như: Mua hàng, Kho, Kế hoạch sản xuất, Thống kê sản xuất. Do đó, triển khai Phân hệ Quản lý máy móc thiết bị tùy theo quy mô và đặc thù của từng khách hàng, Bravo sẽ tư vấn giải pháp với các nội dung phù hợp, để vừa đảm bảo tính toán vẹn của giải pháp, vừa đảm bảo tính khả thi khi ứng dụng cho khách hàng khi triển khai.

Liên hệ mình để được tư vấn và demo giải pháp trực tiếp áp dụng cho nhóm ngành công nghệ ô tô.