Phân tích thị trường ra sao, tìm nguồn hàng ở đâu và lời lỗ bao nhiêu ?
Phần 1- Giới thiệu
Mình đã có bài viết chia sẻ về nội dung:
Tính chi phí xây dựng phần mềm ERP
Đó đều là những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong ngành phần mềm ERP, hãy cùng mình nghiên cứu nội dung phân tích đầu ra: Phân tích thị trường đầu ra và khả năng lời lỗ bao nhiêu nếu đầu tư vào một sản phẩm ERP ngách nhé. Dĩ nhiên, mình cũng review thêm một chút chi tiết hơn về nguồn nhân lực IT cho các công ty dịch vụ, đặc biệt trong ngành phần mểm ERP nhé mọi người.
Phần 2- Phân tích đầu ra như thế nào ?
Từ hành trình mua hàng đến phân tích từ khóa
-
Phát sinh nhu cầu: các yêu cầu có thể phát sinh trong từng phòng ban hoặc liên phòng ban. Mình có tập hợp một vài nhu cầu qua các bài viết, có thể kể ra như:
-
Searching:
-
- Kênh offline: thông qua mối quan hệ bạn bè, người thân đồng nghiệp, các người có ảnh hưởng trong nghề để được tư vấn.
- Kênh Online: google, mạng xã hội, webinar, sự kiện và có thể tiến hành đánh giá nhanh các nhà cung cấp về quy mô và mức độ uy tín trong ngành như hướng dẫn bài viết: Phân tích đối thủ cạnh tranh. Và cũng chưa có số liệu để thống kê tỷ lệ phân bổ tiềm kiếm của 2 kênh Offline và Online là khoảng bao nhiêu.
- Sau đây là một bảng khảo sát nhanh các từ khóa tìm kiếm trung bình / tháng liên quan đến giải pháp phần mềm ERP:
Mình có thể sử dụng công cụ: Keyword Planner để khảo sát tức thời tại mọi thời điểm:
3. Kiểm chứng và đánh giá:
- Kênh offline: trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp và đánh giá. Việc kiểm chứng phần mềm ERP cần phải gặp mặt trực tiếp. Mời mọi người xem bài viết: Chuẩn bị khi đi demo khách hàng để nắm được quy trình làm việc và tư vấn trao đổi.
- Kênh online: Việc mời thầu online cũng là một bước cần thử để thu thập các giải pháp đề xuất của nhà cung cấp: 30 phút đấu thầu qua mạng.
4. Cân nhắc:
Tâm lý mua hàng của Key person: chủ doanh nghiệp.
- Minh bạch thông tin: so sánh giá, tính năng, phân khúc. Thử tính chi phí xây dựng phần mềm ERP
- Case study thành công: những doanh nghiệp tương tự cùng ngành nghề nào đã triển khai thành công, có thể referral được. Hợp đồng đầu tiên.
- Thứ ba là về thái độ của User cuối: có thực sự háo hức, có sự lên tinh thần nếu có sự chuyển đổi mới này không, từ đó trả lời cho câu hỏi : có tạo được động lực cho nhân sự hay không ?
- Tiếp theo là về mặt con người và phụ trợ: mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ chưa ? Có sẵn sàng trong khâu vận hành hệ thống sau khi ký hợp đồng chưa
- Thứ 5 là yếu tố thời điểm, mua lúc này có phải là thời điểm thích hợp nhất ? Diễn biến xu thế giá trong thời gian qua là như thế nào ? Nếu để vài năm nữa đầu tư thì như thế nào ?
5. Triển khai và Sử dụng:
Qúa trình triển khai phần mềm và đưa vào vận hành phần mềm ERP cũng gặp phải không ít lực cản và khó khăn. Chủ doanh nghiệp cần lưu ý và chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tâm lý và nhân lực. Những khó khăn khi triển khai phần mềm ERP.
6. Mở rộng:
Việc triển khai phần mềm ERP là một quá trình, tùy theo đặc thù và mức độ sẳn sàng của từng doanh nghiệp, có thể triển khai từng phần theo giai đoạn và nâng cấp dần dần.
Câu hỏi đặt ra là từ số liệu thống kê được: với hơn 5,000 lượt tìm kiếm hàng tháng, có bao nhiêu khách hàng tiềm năng có thể chuyển đối thành khách hàng bỏ tiền đầu tư. Hãy đến với một khía cạnh phân tích thị trường theo hướng top-down bên dưới nhé.
Một ví dụ phân tích thị trường
Ví dụ trong 5,000 lượt tìm kiếm thông qua kênh Online này, có khoảng 404 khách hàng click vào quảng cáo là thỏa tiêu chí nhóm khách hàng tiềm năng:
- Doanh thu trên 100 tỷ / năm
- Phân bố tại khu vực các khu công nghiệp lớn : khu vực HCM, Bình Dương và Đồng Nai, Hà Nội
Khi đó có thể tính được giá trị sơ bộ tiềm năng thị trường đối với chỉ 01 từ khóa này là :(mình xin nhắc lại là mới chỉ 01 từ khóa thôi nhé, còn rất nhiều từ khóa và rất nhiều kênh khác nữa): 404 x 500 triệu = 202 tỷ (giá trị trung bình một đơn hàng ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Với miếng bánh thị trường được khai thác từ chỉ 01 từ khóa: Phần mềm ERP như vậy thì các tay chơi sẽ cũng nhau ăn chi miếng bánh này như thế nào ?
Ví dụ sau đây mọi người có thể thấy tính từ thị phần searching từ khóa là 9,84 % thì Market size của Bravo với 01 từ khóa này là: 202 x 9,84% = 19,87 tỷ- tương ứng khoảng 40 khách hàng tiềm năng/ tháng. Do đó, có thể thấy, nếu khai thác tốt từ khóa này, hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu top 3 phần mềm ERP Việt Nam với giá trị khoảng: 19,87 tỷ x 12 = khoảng 240 tỷ cho khu vực Hà Nội ; Tp.HCM và các tỉnh lân cận.
P/S: Chắc có người sẽ tò mò: Có cách nào để có số điện thoại/email của tất cả hơn 5,000 tìm kiếm và 404 người click chuột đó không ?
Câu trả lời là có nhé. Có một vài đơn vị trên thị trường có cung cấp dịch vụ như vậy.
Phần 3 – Thiết kế giải pháp và câu chuyện đầu vào: nhân lực ?
Lại bàn thêm về câu chuyện nguồn nhân lực, nguồn lực chủ yếu và quan trọng nhất trong doanh nghiệp công nghệ thông tin. Các trường đại học ở Việt Nam như chuyên ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp của các trường: Học Viện Ngân Hàng; Đại học tài chính-marketing… là những nguồn cung cấp nhân sự chất lượng và uy tín cho các doanh nghiệp phần mềm ERP Việt Nam. Hãy cùng điểm qua các sự kiện thể hiện tinh thần hợp tác của Bravo và các trường đại học:
Phần 4 – Dự phóng lãi lỗ ?
Ngoài FPT, CMC là các doanh nghiệp trong ngành phần mềm quản trị đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Gần đây có một vài doanh nghiệp công nghệ phần mềm quản trị doanh nghiệp cũng đang có những thương vụ mua bán và sản nhập. Phải kể đến là thương vụ của Base.vn và FPT hay trước đó là Misa. Hãy thử review bức tranh tài chính của Misa để hiểu sơ bộ về đặc thù ngành này nhé:
Năm 2019:
- DT Thuần của công ty đạt 636 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước đó.
- Biên lãi gộp giảm từ 87% về 77%, tức giá vốn là 23%
- Chi phí bán hàng 347 tỷ đồng: chiếm 55% doanh thu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp 112 tỷ đồng: chiếm 18% doanh thu.
- Lợi nhuận ròng của MISA trong 2019 đạt 46 tỷ đồng.
-Nguồn: CafeF-
Năm 2020:
- Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.160 tỷ đồng, lãi sau thuế 255 tỷ đồng, đều là mức kỷ lục trong lịch sử, tức tỷ lệ LNST đạt trên 20%.
Theo như những thông tin trên, có thể thấy biên lãi gộp của ngành phần mềm quản trị doanh nghiệp là trên 80%.
Chi phí bán hàng chiếm phần lớn cấu trúc chi phí của doanh nghiệp: trên 50%. Việc duy trì và đảm bảo tỷ lệ LNST trong ngành này khoảng 20% là một mục tiêu khả thi khi thị trường chuyển đổi số đang nóng dần lên với những thông tin, chính sách hỗ trợ của nhà nước đồng thời chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong ngành công nghiệp hiện đại.
Ở cấp độ chi tiết hơn, mình đã có một bài viết trình bày về cách thử tính chi phí khi xây dựng phần mềm. Bài viết phân tích chi tiết về cấu trúc giá vốn của sản phẩm. Mời mọi người tham khảo lại nhé:
Phần 5 -Mời bạn về với team Bravo
Hiện tại, Bravo 3 miền đang tuyển dụng rất nhiều vị trí. Welcome tất cả mọi người có nhu cầu và mong muốn là một thành viên Bravo ứng tuyển và phỏng vấn.
– Tuyển dụng nhiều vị trí:
– Tuyển thực tập sinh:
– Bravo-Open day:
Thân ái và chào mọi người. Hẹn mọi người trong những bài viết sau.