Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ-Họ là ai ?
Phần 1- Chuyên gia chuyển đổi số nội bộ – Họ là ai ?
Chuyển đổi số là gì ?
Có rất nhiều khái niệm và định nghĩa về chuyển đổi số. Ngoài ra, nhiều phạm vi và đối tượng áp dụng khác nhau: như cá nhân; doanh nghiệp; tổ chức chính phủ. Theo quan điểm của người viết đối với chuyển đối số trong doanh nghiệp : là một quá trình bao gồm 3 bước.
Thứ nhất là số hóa dữ liệu, tức là các nguồn dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file giấy, lưu trữ phân tán ở các phòng ban sẽ được số hóa dưới các định dạng phù hợp: như file word, pdf, cơ sở dữ liệu tập trung SQL.
Thứ 2 là số hóa quy trình làm việc, tức là thay vì giao tiếp giữa các phòng ban và khách hàng thông qua công cụ thủ công như: in và trình file cứng, duyệt chứng từ bằng cách đính kèm qua mail, tiến hành lập, phê duyệt, giao việc nội bộ cũng như giao tiếp với khách hàng trực tiếp trên cùng nền tảng phần mềm CRM, ERP, App mobile, Web, sử dụng hóa đơn điện tử tự động.
Thứ 3 là số hóa mô hình kinh doanh, tạo nên một doanh nghiệp hướng dữ liệu, phân tích-ra quyết định dựa trên số liệu và thống kê báo cáo phân tích rõ ràng.
Ai có thể trở thành chuyên gia chuyển đổi số nội bộ
Và dĩ nhiên trong quá trình chuyển đổi đó cần có nguồn nhân lực cả ở bên ngoài và bên trong. Nguồn nhân lực bên ngoài chính là các đơn vị tư vấn, nhà cung cấp, các chuyên gia tư vấn chuyển đối số- giống như một huấn luyện viên thuê ngoài. Nhưng với doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, vai trò của chuyên gia chuyển đổi số nội bộ cũng cực kỳ quan trọng, người vừa có chuyên môn về chuyển đổi số, vừa nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu cũng như sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Không ai khác, đó chính là giám đốc doanh nghiệp, là các trưởng-giám đốc các phòng ban. Cụ thể đó là: Kế toán trưởng- Giám đốc tài chính- Giám đốc kinh doanh và kế hoạch- Tổng giám đốc.
Nhân khẩu học
Tên
Mô tả
Tuổi
Địa điểm
Vị trí
Sở thích
Chị Hoa
Bận rộn, hoạt bát, dứt khoát
Trên 35
HCM
Kế toán trưởng
( công ty CP niêm yết)
Nhà cửa
Anh Thái
Điểm tĩnh, hào sảng. Tận tụy, tự tay lập trình hệ thống access
Trên 50
Miền Tây
Trưởng phòng KH-ĐT
(công ty nhà nước)
Tenis, Gỗ -nội thất, Ô tô
Anh Đức
Có chuyên môn và kinh nghiệm triển khai ERP nước ngoài
Trên 40
Đồng Nai
Giám đốc tài chính
(công ty FDI)
????
Mục tiêu và công cụ làm việc
Tên
Mục tiêu
Động lực
Công cụ làm việc
Chị Hoa
Giải quyết công việc, giải phóng quy trình làm việc thủ công, tự động hóa quy trình, tăng chính xác và lưu trữ thông tin
Deadline và Yêu cầu từ trên đưa xuống
Excel, Base… những phần mềm đóng gói và thủ công
Anh Thái
Chuyển đổi số hệ thống phần mềm Access anh tự viết. Dự án để xứng với quy mô và tầm vóc của công ty
Cánh tay phải của giám đốc và chủ tịch.
Hệ thống phần mềm thô sơ tự phát triển. hoặc có thể dùng bộ phần mềm riêng lẻ cho từng phòng ban: Misa/ Base/ Kios/ Excel
Anh Đức
Xây dựng hệ thống và quy trình tự động chuẩn chỉnh_ kết hợp Oracle và Bravo
Năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp: CFO triển khai nhiều hệ thống ERP
Phần mềm ERP nước ngoài: SAP/ Oracle/ Sun systems
Phần 3 – Kênh gây ảnh hưởng đối với Persona
Trong ví dụ bên trên, mình đã đưa ra 03 nhân vật giả định- những chuyên gia chuyển đổi số nội bộ để mọi người dễ hình dung từ: ngoại hình, tính cách, vị trí công việc đến công cụ và mục tiêu cụ thể đối với chuyển đổi số trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy, những kênh tương tác và gây ảnh hưởng nào có thể tác động đến chị Hoa, anh Thái, anh Đức. Mình cũng có một mô tả cụ thể dưới đây, các kênh ảnh hưởng và yếu tố ảnh hưởng chính đến từng nhóm đối tượng Persona giả định:
Tên
Kênh gây ảnh hưởng
Chị Hoa
Tin tưởng vào những người, đối tác, nhà cung cấp đã làm việc: bộ phận kỹ thuật triển khai những dự án cũ–> khách hàng tin tưởng và liên lạc để mở rộng yêu cầu
Anh Thái
Ý kiến của các công ty trong ngành: giới thiệu và kiểm tra chéo giữa các công ty trong ngành với nhau.
Anh Đức
Thực tế: Để thuyết phục anh Đức, giám đốc-lãnh đạo công ty phải xuống thuyết phục bằng kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế
Có thể thấy, với mỗi Persona, có những kênh tiếp cận và liên hệ để gây ảnh hưởng khác nhau. Nắm bắt được điều này sẽ gia tăng cơ hội hợp tác giữa công ty và nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số bên ngoài.
Phần 4- Tổng hợp và phân tích
Tổng hợp các thông tin bên trên, ta có thể có một hướng dẫn ngắn gọn đối với các Persona như sau:
Chị Hoa cần giải quyết công việc, số hóa quy trình làm việc. Làm việc với chi Hoa, cần chuẩn bị Giải pháp đã thành công và nhân sự triển khai thân thuộc.
Anh Thái cần một hệ thống tổng thể ERP, một đối tác tin tưởng. Làm việc với anh Thái, cần chuẩn bị Giải pháp thành công; danh sách các đối tác khác có thể referral được và để khách hàng tự đề xuất phương án làm việc.
Anh Đức cần một sự thuyết phục có căn cứ và số liệu tin cậy. Làm việc với anh Đức, Cần chuẩn bị Nhân sự tư vấn có kinh nghiệm và có quyền quyết định tại chỗ. Thuyết phục ngay lần gặp đầu tiên là bí quyết.
Phần 5-Hành động
Dưới góc độ các anh chị là đối tác chuyển đổi số bên ngoài, những nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số. Việc nắm bắt được tâm lý cũng như chân dung của chuyên gia chuyển đổi số nội bộ là tiền để để lên chiến lược và chiến thuật hành động, từ đó gia tăng cơ hội hợp tác giữa hai bên.
Ngoài ra, sales marketing phần mềm ERP sẽ có phác họa chân dung đối tác mục tiêu. Làm cơ sở để tìm kiếm đối tác mới, tiềm năng chuyển hóa thành khách hàng trong tương lai.
Xin gửi mọi người tóm tắt nội dung của bài viết hôm nay tại đây, giành cho các bạn sales và marketing phần mềm ERP.
Còn đối với chuyên gia chuyển đổi số nội bộ, bước tiếp theo sẽ là các bước: xây dựng yêu cầu nội bộ, đánh giá nhà cung cấp, quản trị rủi ro và làm việc với nhà cung cấp. Mời mọi người đón đọc tiếp các bài viết tiếp theo.
Mọi người cũng hãy cùng đón chờ bộ tài liệu chuyển đổi số của cộng động các doanh nghiệp trong ngành nhé: