Review Tính năng mapping tài khoản VAS-IFRS (2022)

Phần 1- Bóng đá/Điện mặt trời/Tiêu dùng nhanh: Việt Nam vs Thái Lan

Tản mạn một vài nội dung:

HAGL làm bóng đá từ những năm 2000 và Thái Lan xuất khẩu cầu thủ sang Việt Nam

https://zingnews.vn/dam-cuoi-kiatisuk-va-buoc-ngoat-thay-doi-hagl-post1289928.html

Việt nam thua Thái Lan ở AFF cup: Báo việt và người việt lại biện hộ. Thua thì từ tâm lý, đổ lỗi cho hoàn cảnh.

https://bongdaplus.vn/aff-cup/chuyen-gia-phan-anh-tu-bong-da-dong-nam-a-la-vung-trung-nhu-ao-lang-3533852112.html

Làn sóng M&A Thái Lan và các quốc gia khác vào Việt Nam:

http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Kinh-te/844301/nha-dau-tu-thai-lan-lan-luot-trong-lan-song-thau-tom-thi-truong-viet

https://www.sggp.org.vn/tu-dau-tu-den-lan-song-ma-cua-doanh-nghiep-thai-lan-bai-1-chien-luoc-vao-sau-bam-chat-520241.html

Phần 2- IFRS là gì ?

Vấn đề hiện tại

“Để áp dụng IFRS đòi hỏi hệ thống kết nối thông tin và phần mềm kế toán của DN hiện đại, cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời, do vậy các DN ban đầu cần bỏ ra một khoản rất lớn. Trong khi đó, IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh mà trình độ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên kế toán nhiều DN Việt chưa đáp ứng để áp dụng ngày IAS/IFRS, nguồn nhân lực Việt Nam hầu hết chưa được đào tạo về IFRS, nên sự sẵn sàng áp dụng còn hạn chế, các DN có tâm lý ngại thay đổi.”-Theo Bravo.com.vn

Lộ trình triển khai IFRS tại Việt Nam

Từ những khó khăn kể trên, theo Bộ Tài chính, lộ trình việc áp dụng IFRS có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2022-2025 và giai đoạn 2: từ sau năm 2025. Cụ thể:

Giai đoạn 1, sẽ hướng đến việc cho phép DN tự nguyện áp dụng. Những DN lớn đã có nền tảng và đủ điều kiện về nguồn lực sẽ áp dụng IFRS trước để rút kinh nghiệm chung cho các DN khác.

Giai đoạn 2, cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện từ giai đoạn 1 sẽ mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng theo hướng vừa có đối tượng tự nguyện áp dụng IFRS, vừa có đối tượng bắt buộc.”

VAS-IFRS

Phần 3 – Case study  ?

Một doanh nghiệp chủ đầu tư các nhà máy điện năng lượng mặt trời. 

Một trong những ngành phát triển khá nóng trong thời gian gần đây. Với tiềm lực kinh tế mạnh cùng với kinh nghiệm triển khai thành công ở quốc gia sở tại: Thái Lan. Các chủ đầu tư Thái Lan ồ ạt mua lại các nhà máy điện mặt trời mà giai đoạn đầu tư cơ bản đã hoàn thành. Tức là bước sang giai đoạn vận hành hệ thống và thu tiền đều đều mỗi tháng từ nhà nước – thông qua EVN và Bộ công thương. Không biết có phải là do xuất phát từ mục đích ban đầu là xây để bán hay không mà trong thực tế từ kinh nghiệm tiếp xúc với các doanh nghiệp làm điện năng lượng mặt trời, mình đều thấy có sự chuyển giao này. Chủ đầu tư Việt Nam xin cấp phép triển khai dự án- triển khai xong, giấy tờ hoàn chỉnh thì tiến hành bán lại cho chủ đầu tư nước ngoài.

Ngoài vấn đề thu hút vốn FDI, nhìn nhận về khía cạnh môi trường, chủ quyền đất đai và an ninh quốc phòng cũng nên nhìn nhận lại. Tương tự như vấn đề xây dựng thủy điện như trước kia.

https://baotintuc.vn/xa-hoi/hau-qua-do-xay-dung-tran-lan-nha-may-thuy-dien-20140729121754709.htm

Về khía cạnh nhu cầu quản lý. Chủ đầu tư có các nhu cầu tương ứng cho các giai đoạn. 

Giai đoạn 1 – Đầu tư xây dựng cơ bản: kiểm soát chi phí, ngân sách đầu tư dự án xem như đã hoàn thành. 

Mình tiếp xúc khách hàng ở giai đoạn 2: Vận hành và kiểm soát dòng tiền. Trong giai đoạn này, khách hàng đặt ra các yêu cầu:

Quản lý chi phí theo khoản mục phí: nhân công; vật tư; tài chính.
  • Chi tiết theo khoản mục phí, thay vì chia tiểu khoản đầu 6 thông thường_cách mà khách hàng đang sử dụng quản lý thủ công.
Quản lý tài sản thiết bị, CCDC 
  • (trọng tâm ở góc độ kế toán, kiểm soát chi phí, tăng giảm giá trị tài sản thôi, chứ chưa đi sâu vào quy trình Quản lý-bảo dưỡng-sửa chữa). 
  • Vì một lẽ đương nhiên, giá trị dự án tương đối lớn, trên 1000 tỷ đồng. Trong đó đa số các hệ thống đều là ngoài trời như tấm pin năng lượng mặt trời; hệ thống giàn khung nâng; hệ thống truyền dẫn; inverter; trạm biến áp.. Về nội dung này, mình đã có một bài viết chia sẻ khá chi tiết về các nội dung giải pháp và quản lý tài sản thiết bị, CCDC này.
Báo cáo quản trị:
  • Khác với chuẩn bị báo cáo VAS, công ty mẹ sử dụng chuẩn mực kế toán IFRS, quốc tế. Do đó, trọng tâm trong dự án xây dựng hệ thống phần mềm lần này là đáp ứng được đầu ra theo chuẩn mực báo cáo quản trị IFRS, làm giảm các thao tác thủ công, giảm tải công việc cho nhân sự phòng kế toán. Khi bình thường, nhân sự phải xử lý thủ công bằng excel, thực hiện mapping tài khoản VAS-IFRS.

Phần 4-Giải pháp

Với bài toán quản lý chi phí theo khoản mụcquản lý tài sản thiết bị, mình đã có bài viết chia sẻ nội dung. Trọng tâm bài viết hôm nay mình sẽ viết về giải pháp: Mapping tài khoản VAS-IFRS tự động. Đây cũng chính là điểm làm khách hàng hài lòng và là pain-point để khách hàng tìm đến nhà cung cấp phần mềm thay cho hệ thống phần mềm thủ công-đóng gói đang sử dụng.

TÍNH NĂNG MAPPING TÀI KHOẢN VÀ BÁO CÁO CHUẨN IFRS/IAS

Mô tả quy trình:

  • Bước 1: Khai báo danh mục tài khoản IFRS/IAS
  • Bước 2: Khai báo mapping rule giữa tài khoản IFRS/IAS và tài khoản VAS
  • Bước 3: Khai báo danh mục từ điển mã giao dịch tiếng anh-tiếng việt
  • Bước 4: Chuyển đổi dữ liệu từ VAS sang IFRS/IAS
  • Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh
  • Bước 6: Xuất các báo cáo theo tiêu chuẩn IFRS/IAS:
    • Báo cáo cân đối kế toán (IFRS/IAS)
    • Báo cáo kết quả kinh doanh
    • Báo cáo dòng tiền
1

Khai báo thông tin tài khoản IFRS/IAS

2

Khai báo mapping rules của 02 loại tài khoản: IFRS/IAS-VAS

3

Khai báo danh mục từ điển mã giao dịch phiên dịch: tiếng anh-tiếng việt

4

Import dữ liệu và phiên dịch tiếng anh-tiếng việt

5

Danh sách import và phiên dịch

6
7

Báo cáo kết quả kinh doanh

Phần 5- Mở rộng

Ngoài chức năng tài chính kế toán theo chuẩn mực đầu ra quốc tế- các chủ đầu tư nước ngoài còn thường có yêu cầu lấy dữ liệu đầu vào từ các hệ thống phần mềm quản trị sản xuất nước ngoài như: SAP, Oracle. Đây cũng là bài toán mà các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kế toán quản trị-ERP Việt Nam gặp phải khi xúc tiến cùng nhóm đối tượng khách hàng như trên. Một khách hàng trong ngành Bao Bì của mình là trường hợp như thế này. Công ty được tập đoàn Thái Lan mua lại, áp dụng hệ thống quản trị sản xuất của Oracle, ngoài tiêu chuẩn đầu ra là báo cáo quản trị thiết kế theo chuẩn mực kế toán vùng (công ty mẹ), phần mềm phải vừa thực hiện chức năng kế toán thuế VAS và kế toán quản trị nội bộ.

Bài toán kết nối dữ liệu giữa hai hệ thống là một bài toán lớn và phức tạp. Tương tự như mô hình kết nối giữa hệ thống trong công ty thương mại điện tử và bán lẻ mà mình đã có dịp giới thiệu. Chi tiết hơn mình sẽ có một bài viết sau để giới thiệu nội dung này.

8

Phần 6- Suy nghĩ lan man

Một chút suy nghĩ lan man đọng lại về việc xuất khẩu phần mềm. Gần đây mình có đọc cuốn sách “Khát vọng Việt” của tác giả Đỗ Cao Bảo và được truyền cảm hứng rất nhiều. Bản thân nhìn nhận lại thông qua 2 mảnh đất nhỏ khai hoang được:

  1. Hợp đồng đầu tiên: chủ đầu tư Trung Quốc
  2. Tính năng Mapping tài khoản VAS-IFRS: chủ đầu tư Thái Lan
9

Rõ ràng, bằng cách thuyết phục khách hàng có vốn FDI ký hợp đồng và triển khai phần mềm thì phần mềm Bravo đã có những user người Trung Quốc, những user người Thái Lan. Tức là phần mềm Bravo đã giải quyết vấn đề cho người nước ngoài. Cho dù không trực tiếp thu ngoại tệ, nhưng thông qua việc giữ lại một phần nội tệ không bị chảy ra nước ngoài mà đặc biệt là phần mềm có thể theo chân người dùng về quốc gia của họ, phục vụ cho người nước ngoài truy cập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng đã là một điều gì đó mà mình cảm thấy khá vui và tự hào.