Review Phần mềm Kế toán quản trị Công ty Quản lý quỹ (2022)

Phần 1- Công ty quản lý quỹ vs Công ty chứng khoán

Công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán có những đặc thù về nghiệp vụ khác nhau, các hoạt động chính tạo ra doanh thu cũng như đối tượng làm việc cũng khác nhau. Bài viết tổng hợp thông tin theo hiểu biết cá nhân, xin trình bày lại bảng so sánh như sau:

NV

CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1

Quản lý tài chính-kế toán công ty quản lý quỹ
Quản lý tài chính kế toán

Đặc thù

Bộ báo cáo tài chính cho công ty quản lý quỹ theo THÔNG TƯ 125 của bộ tài chính

Bộ báo cáo theo thông tư 210, ủy ban chứng khoán nhà nước và Tổ chức công tác tài chính – kế toán công ty chứng khoán theo thông tư 334

Bộ báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính theo Phụ lục V-TT91 gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước

Quản lý tiền gửi, hợp đồng vay, hạn mức với ngân hàng

Các báo cáo kiểm toán nội bộ

 

2

Quản lý ủy thác đầu tư (Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư )
Quản lý giao dịch chứng khoán

Đặc thù

Báo cáo tình hình danh mục đầu tư của nhà đầu tư ủy thác

Cho vay Margin

Báo cáo theo dõi quản lý ủy thác gửi Ngân hàng lưu ký

Hoạt động môi giới

Báo cáo tình hình hoạt động của công ty quản lý quỹ theo Phụ lục VI-TT99 gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước

Sử dụng core giao dịch để ghi nhận nghiệp vụ mua bán trên sàn chứng khoán

Báo cáo tình hình đầu tư chứng khoán theo TT 146

 

Báo cáo quản trị rủi ro theo Phụ lục VIII , TT99 gửi ủy ban chứng khoán nhà nước.

 

3

Hoạt động đầu tư
Tự doanh CK

Đặc thù

Quản lý đầu tư : mua/bán

Quản lý mua/bán tự doanh

4

Nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư: Phát hành trái phiếu or Qũy Mở, Qũy ETF, Qũy Đóng (Nghiệp vụ quản lý Qũy đầu tư chứng khoán)

 

Đặc thù

Đăng ký và phát hành CCQ

 

 

Quản lý giao dịch CCQ lần đầu và các lần tiếp theo

 

Mọi người có thể cùng xem lại giải pháp phần mềm Bravo áp dụng cho công ty chứng khoán tại đây:

https://www.bravo.com.vn/vi/San-pham/Nganh-chung-khoan/Giai-phap-phan-mem-BRAVO-ung-dung-tai-cac-don-vi-chung-khoan

Phần 2- Nghiệp vụ công ty quản lý quỹ

Có thể chia ra làm 3 nhóm nghiệp vụ chính trong công ty quản lý quỹ, tạo ra ba nguồn doanh thu chính:

1.   Quản lý danh mục đầu tư (Nghiệp vụ Uỷ thác đầu tư)
4

Cùng nghiên cứu chi tiết thông tin tư vấn từ đơn vị luật :

https://luatminhkhue.vn/nghiep-vu-kinh-doanh-cua-cong-ty-quan-ly-quy-dau-tu-chung-khoan-la-gi-quy-dinh-ve-nghiep-vu-quan-ly-danh-muc-dau-tu-cua-cong-ty-quan-ly-quy.aspx

Chi tiết quy trình nghiệp vụ :

5
2.   Tư vấn đầu tư và dịch vụ khác
  • Tư vấn lập và quản lý danh mục đầu tư;
  • Tư vấn đầu tư vào một thị trường, ngành, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các tài sản đầu tư khác phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Xây dựng các báo cáo phân tích chuyên sâu về thị trường, ngành và các tài sản đầu tư theo yêu cầu của khách hàng;
1
3.  Quản lý quỹ đầu tư

Điển hình là các loại hình quỹ mở, quỹ ETF, quỹ đóng… được xem như một kênh đầu tư tích lũy cho các nhà đầu tư cá nhân, với dòng tiền đều và không quá cao hàng tháng. Ví dụ như:

https://www.youtube.com/watch?v=yLZe6c0pTsU&list=PLA3DG2qan8B965tdpHdCXYaAuq9eSAyj2&index=1

https://www.youtube.com/watch?v=odufYoXf3eY

5
6
7
8
9
10

Phần 3-Lợi ích khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ

Chứng chỉ quỹ là một trong những sản phẩm tài chính có mặt bằng giá/ đơn vị khá phù hợp với túi tiền của nhà đầu tư cá nhân có số tài sản tích lũy hàng tháng không quá cao, đặc biệt là bộ phận văn phòng, thu nhập cố định hằng tháng. Lãi suất trung bình thị trường nhỉnh hơn so với lãi suất kỳ hạn nếu đem gửi ngân hàng, giao động 10-15 %/ năm. Mời mọi người tham khảo một số thông tin cơ bản liên quan đến các sản phẩm này.

https://www.changngocgia.com/2021/05/au-tu-vao-etf-hieu-qua.html

https://thebank.vn/blog/20627-cac-quy-mo-hien-nay-tot-nhat-tren-thi-truong-tai-chinh-viet-nam.html

2
3

Phần 4- Bài toán quản lý tài chính doanh nghiệp

Ngành quản lý quỹ có quan hệ mật thiết với các ngân hàng thương mại cũng như các công ty chứng khoán. Gần như 100% các ngân hàng thương mại đều có công ty con là công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. 

Ngoài ra, số lượng công ty quản lý quỹ được nhà nước và bộ tài chính kiểm soát chặt chẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, các ngân hàng chưa có công ty quản lý quỹ thường sử dụng hình thức Mua bán và sáp nhập để thâu tóm các công ty quản lý quỹ khác. 

Đơn cử trong trường hợp của mình là hai công ty quản lý quỹ nhưng với một kịch bản, là công ty con của 01 ngân hàng thương mại và công ty con của 01 tập đoàn bảo hiểm. Hai công ty mẹ này đều đã sử dụng sản phẩm Bravo cho công ty chứng khoán trong hệ thống. Do đó, sản phẩm Bravo cho công ty quỹ có thể xem là sản phẩm upsell được bán cho công ty mẹ. Với cùng một kịch bản, công ty mẹ mua lại hai công ty quản lý quỹ đang có trên thị trường, đổi tên và đầu tư phần mềm Bravo để quản lý tài chính-kế toán và các nghiệp vụ khác.

Bài toán đặt ra, trước tiên là về uy tín của giải pháp trên thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp tài chính. Điều này đã được kiểm chứng từ các công ty chứng khoán. Do đó, khách hàng tin tưởng đặt vấn đề giải quyết nghiệp vụ tiếp cho công ty quản lý quỹ mới.

  1. Quản lý tài chính kế toán công ty quản lý quỹ
  2. Quản lý danh mục đầu tư (nghiệp vụ ủy thác đầu tư)
  3. Đối với bài toán quản lý quỹ: quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF…: khách hàng có đặt vấn đề, tuy nhiên đó là bài toán trong tương lai nếu công ty có mở rộng thêm các nghiệp vụ đó. Liên quan đến quy trình phát hành và thực hiện đầu tư, Bravo đã có kinh nghiệm triển khai và quản lý được nghiệp vụ Quản lý phát hành và giao dịch chứng chỉ quỹ.

Với khả năng đáp ứng và triển khai thành công cho nhiều công ty quỹ lớn trên thị trường, đơn cử là SSI, một đơn vị đầu ngành, không khó để Bravo thuyết phục được khách hàng về mặt thông số kỹ thuật và chất lượng phần mềm.

Vấn đề lớn nhất mình gặp phải trong các dự án này là khâu thương lượng và đàm phán hợp đồng. Các công ty quản lý quỹ này có bộ phận pháp chế, các điều khoản hợp đồng thương mại được review rất kỹ và đàm phán trên từng câu chữ. Khâu này làm mình khá vất vả, tốn thời gian còn nhiều hơn khâu demo sản phẩm và thuyết phục về mặt kỹ thuật.

Phần 5- Ứng dụng thành công

Sau đây mình xin trình bày một vài hình ảnh giao diện phần mềm Bravo, phục vụ cho việc quản lý tài chính kế toán và quản lý danh mục đầu tư (hoạt động ủy thác đầu tư) cho các công ty quản lý quỹ.

1– PHẦN MỀM BRAVO 8 – KẾ TOÁN CÔNG TY QLQ

Giao diện màn hình đăng nhập, chọn CSDL (loại quỹ, quỹ đích danh) truy suất 
11
12

Giao diện chính với danh sách phân hệ chức năng

13

Giao diện chức năng phân hệ Kế toán tiền mặt

14

Giao diện chức năng phân hệ Kế toán ngân hàng

15

Giao diện chức năng phân hệ kế toán hoạt động đầu tư

16

Menu chứng từ, bao gồm các nghiệp vụ phát sinh chính của chương trình phần mềm

17

  Danh mục báo cáo bao gồm các báo cáo theo thông tư và báo cáo quản trị theo yêu cầu của người sử dụng

18

Giao diện minh họa màn hình chứng từ nhập liệu của phần mềm

19

Giao diện minh họa một chức năng tính toán tự động của phần mềm

20

Hình ảnh minh hoạt báo cáo trên phần mềm BRAVO

2. – PHẦN MỀM BRAVO 8 – KẾ TOÁN ỦY THÁC ĐẦU TƯ

Giao diện chính chương trình sau khi đăng nhập với các phân hệ:

  • Giá trị tài sản ròng
  • Kế toán hoạt động đầu tư
  • Quản lý chi phí (chờ phân bổ)
  • Hạn chế đầu tư
  • Tính NAV (giá trị tài sản ròng)
21
22
23
24
25
26
27
28

                Giao diện cập nhật và quản lý hợp đồng ủy thác đầu tư (với nhà đầu tư)

29

Giao diện cập nhật và quản lý phụ lục hợp đồng ủy thác đầu tư (với nhà đầu tư)

Phần 6- Mở rộng

Trong tương lai, với hai khách hàng mình đã triển khai giải pháp cho công ty quản lý Qũy, Bravo có thể cung cấp thêm giải pháp quản lý quỹ: Mở, Đóng, ETF…. Cho khách hàng.

30
  • Quy trình Diagram ở mỗi phân hệ: Quy trình diagram giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan về quy trình nghiệp vụ quản lý của mỗi phân hệ thuộc mỗi bộ phận trong doanh nghiệp.
31
32

Mọi người có thể liên lạc với mình để đặt lịch hẹn trao đổi nếu có nhu cầu hợp tác nhé.