Dự báo nhóm ngành tiềm năng 6 tháng cuối năm
Tại sao sales phần mềm ERP phải theo dõi tình hình vĩ mô ?
Theo dõi tình hình vĩ mô sẽ giúp cho Nhân viên kinh doanh B2B biết được các ngành sẽ có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới. Với sản phẩm-dịch vụ là phần mềm ERP, một hệ thống phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực, tối đa hóa: lợi nhuận-chất độ-tiến độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng, có thể xem là tấm khiên phòng vệ cùng với bộ giáp cho doanh nghiệp, thì mình sẽ tập trung vào những ngành nào cho 6 tháng cuối năm?. Nhóm tăng trưởng đột biến hay nhóm ổn định hay nhóm suy thoái.
Tăng tưởng đột biến tương ứng với việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận một cách đột biến, do được kích cầu: số lượng và giá trị đơn hàng gia tăng.
Khi đó cơ hội nào cho công việc bán phần mềm ERP?
Nhóm ngành ổn định, doanh thu-lợi nhuận đi ngang. Cơ hội nào để chào mời dự án ERP ?
Đặc biệt là nhóm suy thoái hay tăng trưởng âm, ai cũng nghĩ: không ăn nên làm ra, doanh thu-lợi nhuận èo ộp thì chi tiêu cho hệ thống ERP có phải là tự bắn vào chân mình ?
Khi doanh nghiệp tăng trưởng đột biến thì quan trọng nhất là gì?
Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nên sales thường dễ dàng, chốt đơn nhanh-dễ nên chốt càng nhiều càng tốt, sản xuất-giao hàng chậm tiến độ một xíu cũng không sao, thanh toán thuận lợi vì khách cần hàng hơn là công ty cần khách.
Việc này, chiếm phần lớn thời gian của doanh nghiệp. Nếu triển khai phần mềm ERP thì sẽ gần như không có thời gian. Vì: Công việc của nhân sự các phòng ban sẽ phải tăng lên ít nhất là gấp 2 lần. Không khả thi, vì ưu tiên trong giai đoạn này là đáp ứng nhanh đơn hàng cho khách hàng; mở rộng nhân sự để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống và quy trình quản lý tốt, thì khả năng cao là sẽ rất rối và gãy vận hành à thất thoát chi phí, doanh thu nhiều nhưng tỷ lệ lợi nhuận không tương xứng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, không có mấy công ty tăng trưởng đột biến, phần lớn là các công ty tăng tưởng tốt theo chu kỳ kinh tế chung và các biến động của thị trường.
Nhóm ngành rơi vào suy thoái, tăng trưởng âm thì sao? Doanh nghiệp ứng phó như thế nào?
Tính chu kỳ của nền kinh tế và tính chu kỳ của ngành sẽ tác động đến doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chuẩn bị vào chu kỳ đi xuống, mình thường thấy các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược như:
-
Tinh gọn các chiến lược kinh doanh, tập trung vào các ngành mũi nhọn, các thị trường có lợi nhuận, cắt giảm các mảng thua lỗ.
-
Chuẩn bị phương án kiếm soát chi tiêu, ngân sách, dòng tiền, đầu tư. Nói chung là thắt lưng buộc bụng.
-
Tập trung chuẩn hóa-tối ưu hệ thống, tối ưu quy trình.
-
Tối ưu nhân sự, tập trung đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự. Chuẩn bị cho giai đoạn suy thoái và chờ đợi cơ hội để thị trường quay lại.
4 pha này có thể thực hiện từ đầu; giữa và cuối chu kỳ suy thoái.
Vậy 6 tháng cuối năm 2022, mình có thể tập trung hỗ trợ các ngành nào.
Xuất phát từ nhìn nhận cá nhân, sở thích-kinh nghiệm cũng như những thông tin vĩ mô chung của thị trường, mình đề ra chiến lược tập trung vào 4 nhóm ngành sau đây:
Nhóm Ngành Tài chính:
Sau chu kỳ trưởng bất chấp đại dịch. Ảnh hưởng về địa chính trị cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ đã ảnh hưởng đến thì trường tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên sự chậm lại này là cần thiết để các doanh nghiệp ngành tài chính củng cố lại hệ thống. Đây có thể xem là trong nguy có cơ, đặc biệt để mình có thể mời chào các giải pháp mở rộng cho các phòng ban và các mảng kinh doanh mới cho doanh nghiệp: Chứng Khoán-Qũy.
Ngành Dệt May-Gỗ-Thủy sản xuất khẩu.
Sau khoảng thời gian nửa đầu năm phục hồi ấn tượng, nhóm ngành xuất khẩu chững lại do nhu cầu giảm từ thị trường Châu Âu-Mỹ. Các mặt hàng Nội Thất; Cá tra xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, cũng tương tự như lý do dành cho các doanh nghiệp nhóm ngành tài chính, mình lại thấy tiềm năng ở nhóm ngành xuất khẩu này. Chia sẻ của một doanh nghiệp Dệt May xuất khẩu cuối bày sẽ trình bày chi tiết hơn quan điểm này của mình.
Ngành Năng Lượng; Dầu -Khí-Điện:
Nhóm ngành này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động giá dầu thế giới, trong trước mắt là 6 tháng cuối năm, khi mà chiến tranh Nga-Ukaraina chưa ngã ngũ thì ảnh hưởng của nguyên liệu vàng thô lên nhóm ngành này còn rất lớn. Các giải pháp phần mềm hỗ trợ các doanh nghiệp phía thượng nguồn như: Quản lý tài sản thiết bị-bảo hành bảo trì; Quản lý Kho sẽ là USP của mình để tương tác nhóm ngành này.
Nhóm ngành Dịch vụ-bán lẻ:
Khác với các nhóm ngành trên, mình lựa chọn nhóm ngành này, đặc biệt là các sản phẩm giá trị cao như: Ô Tô, Bđs vì đây là nhóm ngành chiến lược của công ty Bravo trong thời gian tới. Phiên bản phần mềm mới Bravo8R3 với những bổ sung cần thiết về giải pháp CRM sẽ là vũ khí chiến lược để Bravo cạnh tranh trong thị trường này. Bất động sản và Ô tô là những mặt hàng thuộc phân khúc tầm trung-cao, thị trường luôn có nhu cầu bất kể biến động ra sao. Đây là nhóm ngành thuộc nhóm Ổn định để có thể xúc tiến lâu dài.
Dĩ nhiên, trong bất kỳ ngành nào cũng có doanh nghiệp tốt, có lợi thế cạnh tranh và có chiến lược trú bão, phù hợp với việc Triển khai phần mềm ERP. Mình sẽ cần tập trung tương tác, dùng chiến thuật 360 độ marketing để xúc tiến hỗ trợ khách hàng.
Khách hàng ngành dệt may chia sẻ câu chuyện ?
Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam chủ yếu sản xuất các đơn hàng theo yêu cầu. Kể từ sau đại dịch, tính chất của các đơn hàng thay đổi rất nhiều. Thay vì đặt các đơn hàng số lượng lớn để tồn kho, khách hàng chuyển sang đặt hàng với số lượng ít hơn, và tần suất đặt hàng tăng lên. Kéo theo đó là yêu cầu về mặt hệ thống của doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng khối lượng công việc tăng lên rất nhiều.
Trong khi đó, công ty lại đang sử dụng các hệ thống từ phần mềm quản lý sản xuất, kế toán, nhân sự riêng lẻ. Chưa đáp ứng được yêu cầu liên kết, kết nối nhanh giữa các bộ phận để đẩy nhanh tốc độ xử lý và thực hiện đơn hàng. Ví dụ như, bộ phận sales-merchandise phải áp lực hơn trong việc lập bảng tính phí và tính toán kế hoạch sản xuất theo tiến độ giao hàng cho khách hàng. Do đó, công ty đã thành lập ban ERP để tìm kiếm giải pháp mới, bên cạnh xây dựng chuẩn hóa quy trình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một trong những may mắn khi làm nghề sales phần mềm ERP là được tiếp xúc với khách hàng, được nghe những câu chuyện mà đằng sau đó là yêu cầu quản trị xuất phát từ thực tế ngành nghề và yêu cầu của khách hàng cuối.